Con tăng động giảm chú ý, có phải do các thiết bị công nghệ mà cha mẹ đang dùng để dỗ dành con khi quấy khóc?

Thu Hà 2018-12-19 18:47
- Trong suốt hai năm, bà mẹ đã để con xem các chương trình Youtube “thả ga” trên điện thoại thông minh. Cho đến một ngày, chị cho con đi khám mới “ngã ngửa” khi nghe kết luận của bác sĩ.

Nỗi hối hận “dỗ” con bằng iPhone, iPad

Hiện nhiều gia đình trẻ phải thừa nhận, họ đã “nhờ” sự trợ giúp của một “bảo mẫu” đắc lực trong việc trông con, đó là iPhone, iPad… Con chăm chú xem Youtube, còn bố mẹ thì rảnh tay làm việc của mình hoặc cũng ngồi lướt mạng như con.

Tuy nhiên, sau này, họ mới nhận ra hậu quả thực sự của việc làm này.

Chị Thu Trang (Thường Tín, Hà Nội) có hai con, một bé 7 tuổi, một bé lên 5 tuổi. Cả hai bé nhà chị Trang đều “nghiện” điện thoại.

Con “nghiện” đến nỗi chỉ xa chiếc điện thoại một chút là cáu kỉnh, bứt rứt, đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, khi dùng điện thoại thì con chị càng dễ nổi cáu mỗi khi mạng chậm.

Bế con đi khám, mẹ hối hận muộn màng vì để con “thả ga” làm điều này trong suốt 2 năm đầu đời

Đây là cảnh rất dễ thấy ở bất cứ gia đình nào có con nhỏ. Ảnh minh họa.

Lờ mờ nhận ra sự rối loạn tâm lý của con sau khi sử dụng điện thoại, chị đã đăng ký cho con đi học suốt tuần để tách con khỏi điện thoại. Một đứa còn lại thì bị cận thị, lý do cũng vì con thường dí sát mắt vào điện thoại.

“Thực sự rất hối hận khi con phải gánh chịu hậu quả cận thị, rối loạn tâm lý từ việc sử dụng đồ công nghệ quá sớm”, chị Trang bộc bạch.

Một bà mẹ khác đã cho con lên Hà Nội khám vì chị đã bắt đầu cho con xem các chương trình trên Youtube rất sớm, từ đó hình thành thói quen xem, nghịch điện thoại từ lúc nào không biết.

“Cách đây 3 tháng, cô giáo dạy kèm của con nói con có biểu hiện ngồi học không tập trung, cứ luôn tay luôn chân và học trước quên sau. Mình không tin lắm, chỉ nghĩ con trai nghịch và bướng thôi. Nhưng cô nói nhiều nên mình quyết định cho con đi khám ở Nhi trung ương.

Rất hối hận khi nghe bác sĩ nói cháu có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý, rồi cho con làm bài test để đưa ra kết luận cuối cùng”, chị kể.

Chưa dừng ở đó điện thoại còn khiến đôi mắt của con chị nhìn gì cũng phải nheo nheo, viết không đúng ô ly. Khi đi khám mắt, bác sĩ phải thốt lên: “Ôi sao còn bé mà bị nặng như thế này? Sao không cho con đi khám sớm?".

Bác sĩ cho con chụp đáy mắt và nói mắt bị cận thị, loạn nặng, đáy mắt bị tổn thương có dấu hiệu thoái hóa.

Nhìn con đeo cái kính dày như đít chai, lòng chị như thắt lại.

“Cha mẹ nào đang dùng điện thoại để dỗ con nhỏ thì dừng lại ngay nhé! Vì nó có tác hại khủng khiếp đến trí não và đôi mắt của trẻ. Đừng để đến lúc như con mình, khóc lóc hối hận cũng không giải quyết được gì”, bà mẹ này đau xót chia sẻ.

Thủ phạm “giấu mặt”

Nói về chứng bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ, ThS. Đào Thị Thủy, Điều dưỡng trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định ngoài lý do di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh thì môi trường sống chính là nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh.

Bế con đi khám, mẹ hối hận muộn màng vì để con “thả ga” làm điều này trong suốt 2 năm đầu đời

Cho trẻ không gian vui chơi, hoạt động là cách tốt nhất để "cai" điện thoại, tránh bệnh tăng động giảm chú ý. Ảnh minh họa.

Cụ thể đó là việc môi trường sống luôn ồn ào, trẻ bị lôi cuốn vào điện tử, nghiện internet, xem tivi quá nhiều.

“Trẻ có biểu hiện hay bồn chồn, luôn cử động tay chân, ngồi không yên, khó khăn khi phải chờ đợi hoặc xếp hàng theo thứ tự. Hay làm mất đồ dùng, đồ chơi, không cẩn thận, thường hay bỏ dở việc này để làm sang việc khác, không duy trì sự chú ý lâu so với bạn cùng tuổi”, ThS. Đào Yến Thủy cho hay.

Căn bệnh này không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành tính cách, tâm lý, hành vi trong tương lai sau này của trẻ, cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và quan hệ của trẻ ở gia đình, trường học.

“Nếu các biểu hiện kéo dài trên sáu tháng và xuất hiện trước 7 tuổi là trẻ trẻ có thể bị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý.

Cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm khi có nghi ngờ để được đánh giá và tư vấn. Để giúp trẻ trị liệu, gia đình cần tạo môi trường, giáo dục trẻ. '

Trong đó, tránh chơi game, không chơi trò chơi bạo lực và tăng cường cho trẻ hoạt động thể dục, thể thao vừa sức là hai liệu pháp giúp đỡ trẻ rất tốt”, ThS. Thủy khuyến cáo.  

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách giúp 12 cung Hoàng đạo vượt qua tổn thương nhanh nhất