Chướng bụng không đơn giản như bạn nghĩ, có thể là dấu hiệu của những bệnh này

Ngọc Huyền 2018-02-05 14:58
- Nếu không muốn nguy hại sức khỏe bạn hãy để ý những dấu hiệu chướng bụng không bình thường dưới đây.

Đau vùng chậu

Có những dấu hiệu chướng bụng bất thường như vậy bạn chớ coi thường

Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp, nhưng đau vùng chậu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng khác như ăn nhanh no, đi tiểu hoặc đại tiện nhiều bất thường. Steve Vasilev – bác sĩ về ung thư phụ khoa kiêm Giám đốc y tế của Viện nghiên cứu ung thư John Wayne (Mỹ) giải thích: “Điều này là do sự tích tụ chất lỏng trong bụng, một tình trạng gọi là cổ trướng hoặc áp lực từ khối u buồng trứng vào bụng hoặc khung chậu”. Theo một nghiên cứu công bố vào tháng 4/2017 trên tạp chí Nghiên cứu điều dưỡng lâm sàng, chỉ có khoảng 1/3 phụ nữ biết rằng bất kỳ triệu chứng nào trong số này là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.

Phải làm gì:

Bạn đừng hoảng sợ, các triệu chứng này có thể là tình trạng lành tính hơn chẳng hạn như u xơ tử cung. Nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra kỹ càng. Hai xét nghiệm được sử dụng thường xuyên nhất để sàng lọc ung thư buồng trứng là siêu âm qua âm đạo (xét nghiệm có sử dụng sóng siêu âm để tìm khối u buồng trứng) và xét nghiệm máu xác định CA-125 (nếu bạn bị ung thư buồng trứng, nồng độ của protein CA -125 có chỉ số cao hơn bình thường).

Giảm cân

Có những dấu hiệu chướng bụng bất thường như vậy bạn chớ coi thường

Có một số người bị mắc bệnh celiac – một bệnh lý đường ruột gây ra do nhạy cảm với gluten dẫn tới viêm niêm mạc ruột. Theo Deevya Narayanan – bác sĩ gia đình tại Phòng Y tế của Manhattan (Mỹ), trong khi những dấu hiệu thường gặp nhất là tiêu chảy và giảm cân, khoảng 1/2 số người lớn bị loét dạ dày có một số dấu hiệu không liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm thiếu máu, phát ban da, đau đầu và loãng xương.

Phải làm gì:

Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để thử máu và tìm kiếm các kháng thể nhất định chỉ ra bệnh celiac. Nếu dương tính, bạn cần một nội soi để lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột non và phân tích tổn thương. Nếu bạn mắc celiac, hãy thực hiện điều trị chế độ ăn không có gluten nghiêm ngặt.

Đau bụng

Có những dấu hiệu chướng bụng bất thường như vậy bạn chớ coi thường

Thật dễ dàng loại bỏ những cơn đau do kỳ kinh hay đau bụng thông thường nhưng nếu đau bụng phía dưới bên trái bụng thì bạn có thể bị viêm túi thừa. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng số ca tử vong ở những người dưới 40 tuổi đã tăng lên. Nguyên nhân là do béo phì và chế độ ăn ít chất xơ.

Phải làm gì:

Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau cứng vùng bụng trái. Bạn sẽ phải xét nghiệm máu, nước tiểu và phân để loại trừ các nguồn lây nhiễm khác. Nếu nghi bị viêm ruột thừa bạn có thể chụp CT scan.

Điều trị thuốc kháng sinh; bạn cũng sẽ được đưa vào một chế độ ăn uống chất lỏng trong một vài ngày trong khi chữa lành ruột của bạn. Sau khi khỏi bệnh, bạn có thể ngăn chặn bệnh tái phát bằng cách ăn nhiều chất xơ.

Dịch âm đạo có mùi

Có những dấu hiệu chướng bụng bất thường như vậy bạn chớ coi thường

Theo CDC, gần 5% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 18-44) đã mắc bệnh viêm vùng chậu (PID). Đây là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không được điều trị như chlamydia hoặc bệnh lậu. Nếu không chữa trị người bệnh có thể bị vô sinh.

Nhưng trong giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể mờ nhạt, chẳng hạn như đau nhẹ vùng chậu, chảy máu bất thường, hoặc khó đi tiểu.

Phải làm gì:

Bạn cần tới gặp bác sĩ phụ khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ thử nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra nhiễm trùng. Đôi khi bạn sẽ cần phải siêu âm hoặc thậm chí nội soi ổ bụng để xác định nhiễm trùng đã lan rộng bao xa. Điều trị kháng sinh và trường hợp hiếm hoi là phẫu thuật.

Tiêu chảy ra máu

Có những dấu hiệu chướng bụng bất thường như vậy bạn chớ coi thường

Đầy hơi kèm theo đau bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu của một bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Có đến 40% người bệnh có triệu chứng khác như vấn đề tầm nhìn (thường là đau mắt và mờ mắt), phát ban da và mệt mỏi.

Phải làm gì:

Bạn sẽ phải làm một loạt các xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra viêm nhiễm; xét nghiệm phân tìm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng; và nội soi để kiểm tra và các bộ phận sinh thiết của đường tiêu hóa.

Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bao gồm thuốc kháng viêm như sulfasalazine (Azulfidine) và thuốc ức chế miễn dịch như infliximab (Remicade) hoặc adalimumab (Humira). Bạn có thể thêm đậu hũ vào chế độ ăn uống để làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm ruột.

Ngọc Huyền – Theo Prevention

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Kem chống nắng NGON - BỔ - RẺ dành cho HS-SV