Cho con đi học, cha mẹ cần lưu tâm những căn bệnh thường gặp sau để phòng bệnh sớm tránh gây hậu quả lâu dài
Tin liên quan
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các triệu chứng gồm đau họng, ho, đâu đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt.
Nếu con bạn bị sốt hơn 5 ngày, hoặc bị buồn nôn hoặc tiêu chảy, bạn nên đưa con tới gặp bác sĩ. Bác sĩ Leong Hoe Nam - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena giải thích rằng mặc dù hiếm nhưng cảm lạnh có thể phát triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm phổi, tốt hơn bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi thấy trẻ ho nhiều hơn, khó thở và sốt kéo dài.
Mặc dù cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng nhẹ, nhưng chúng gây nhiều phiền toái hơn là khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Theo Bác sĩ Leong, uống nước và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp bạn khỏe lại nhanh thôi.
Mẹo phòng ngừa: Bạn hãy chỉ con cách rửa tay đúng cách và nhớ rửa tay thường xuyên. Bạn hãy nhắc con không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Bạn cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của con bằng cách cho con ngủ đủ giấc, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
Cúm
Cúm xuất hiện mạnh và nhanh. Trẻ có thể bị sốt 40 ° C, đau nhức và ớn lạnh, đau đầu, đau họng, ho và đôi khi cũng nôn mửa và tiêu chảy. So với cảm lạnh thông thường, cúm sẽ gây sốt nhiều hơn, đau đầu và đau cơ và ít ho, đau họng và chảy nước mũi.
Cúm có xu hướng nặng hơn và bệnh nhân phải nằm trên giường nhiều người. Người trẻ và người già bị cúm có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn. Bạn nên đưa con tới bác sĩ sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Mẹo phòng ngừa: Tiêm phòng cúm giúp ngăn ngừa cúm lên tới 90%. Ngoài ra, bạn hãy nhớ cho con rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Đau mắt đỏ
Con bạn có thể bị kích ứng mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng, hay chảy nước mắt, mí mắt sưng và đau mắt đỏ.
Theo Leonard Ang - bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Mount Elizabeth, đau mắt đỏ có thể là do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Nhiễm trùng thường gặp nhất là do virus có liên quan đến cảm lạnh. Ngoài ra, dị ứng cũng gây đau mắt đỏ.
Vì virus gây ra bệnh đau mắt đỏ nên bệnh này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu căn bệnh này là do nhiễm vi khuẩn, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh thì bạn nên đưa con tới gặp bác sĩ nhãn khoa.
Mẹo phòng ngừa: Đau mắt đỏ dễ dàng lây từ người này sang người khác. Bạn hãy nhắc trẻ không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, đó là một cách tốt để tránh bệnh đau mắt đỏ cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.
Bệnh tay chân miệng (HFMD)
Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng nhưng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh hơn. Triệu chứng bệnh tay chân miệng bao gồm sốt, đau họng, loét ở bên trong miệng hoặc hai bên lưỡi, nổi mẩn, mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc mông, thờ ơ và chán ăn.
Theo bác sĩ Leong, căn bệnh này rất dễ lây nhiễm và chúng lây lan nhanh chóng trong cùng một gia đình nên các người bệnh nên được cách ly. Đôi khi, các biến chứng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và tim mạch.
Để phục hồi nhanh chóng, bạn hãy uống nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Uống nước đá ngọt hoặc popsicles có thể giúp giảm đau do loét miệng. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau.
Nếu trẻ bị mất nước, trẻ cần phải nhập viện để truyền nước.
Mẹo phòng ngừa: Không có vắc-xin trị bệnh tay chân miệng nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, và tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh.
Cúm dạ dày
Cúm dạ dày thường gây ra bởi một virus hoặc vi khuẩn lây lan qua người bị bệnh. Virus này lây nhiễm rất cao và có thể lan truyền dễ dàng. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Kelvin Thia - bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Mount Elizabeth cho biết, nếu các triệu chứng xuất hiện đột ngột, bạn hãy uống nước và nước chứa isotonic, và tránh ăn thức ăn có dầu và gia vị và các sản phẩm từ sữa trong vài ngày đầu cho đến khi các triệu chứng không còn . Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu con bị sốt cao trên 38,5 ° C, đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa.
Mẹo phòng ngừa: Nếu một người nào đó trong gia đình bị cúm dạ dày, rất có khả năng sẽ lây bệnh cho người khác. Cách tốt nhất là cách ly người bệnh. Người bệnh cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và giữ sạch sẽ.
Ngọc Huyền – Theo Asiaone
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất