Căn bệnh tưởng chỉ có ở người lớn mà trẻ cũng có thể mắc, cha mẹ nhận biết nhanh đưa đi khám tránh để lại hậu quả

2018-12-14 17:18
- Nhiều trẻ đã phải nhập viện vì méo miệng, liệt mặt do rời rét đậm, nhiệt độ giảm đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, không được giữ ấm đúng cách.

Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, thời gian gần đây tiếp nhận khoảng hơn 10 ca bệnh nhi liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 gây ra tình trạng liệt mặt, méo miệng vào điều trị.

Bé T.T.M.L (2,5 tuổi, quê ở Sông Mã, Sơn La) nhập khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị liệt dây ngoại biên số 7 bên trái với triệu chứng điển hình của bệnh.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng - bố bệnh nhi cho biết, cháu bé bị khoảng 20 ngày nay, có thể do cháu bị gặp gió lạnh nên mắc bệnh.

Trước đó, anh thấy con nói hơi ngọng, cười miệng bị méo nên đã đưa con đến phòng khám tư thăm khám. Tại phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán cháu bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 nên anh Hùng lập tức cho con lên Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị.

Căn bệnh tưởng chỉ có ở người lớn mà trẻ cũng có thể mắc, cha mẹ nhận biết nhanh đưa đi khám tránh để lại hậu quả

Ảnh minh họa

Trường hợp khác, bệnh nhi N.T.H (3 tuổi, quê ở Vũ Thư, Thái Bình) vào viện trong tình trạng không ngậm chặt được miệng, một mắt nhắm không kín, cười miệng méo xệch.

Theo lời kể của bà nội cháu bé, khoảng một tuần trước, cháu được mẹ chở xuống bà ngoại chơi. Sau một đêm, bà ngoại thấy cháu cười lệch nên cho lên Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị.

Đáng chú ý, bà nội cháu bé còn cho biết, cháu H. thường được cho tắm đêm. Các bác sĩ nghi ngờ đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Bác sĩ nói gì?

Ths. BS Đặng Thị Hoàng Tuyên, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: Tại Khoa nhi, chỉ 1 tuần này đã có có khoảng 5 bệnh nhi bị liệt mặt, méo miệng phải nhập viện. Theo Đông y, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 là do cảm lạnh phong hàn gây nên. Những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm sâu, nhất là những đợt rét đậm, rét hại rất dễ dẫn đến tình trạng gia tăng của bệnh này. Đặc biệt, trẻ em có nhiều nguy cơ mắc bệnh này, nhất là ở những trẻ có sức đề kháng kém lại không được giữ ấm đúng cách khi đi học sớm, tắm muộn…

Theo đó, với những trường hợp đã được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh có thể được điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền như: Dùng điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, chiếu tia hồng ngoại, cứu ngải… có hiệu quả tốt.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh như cười méo miệng, một bên mắt nhắm không khít… nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị, không nên tự chữa mẹo ở nhà, nếu trẻ bị nặng có thể khó điều trị.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần biết cách giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh nhất là những ngày lạnh sâu, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Đặc biệt, khi cho trẻ chơi ngoài trời nên chọn nơi ấm áp, không có gió lùa. Cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ năng lượng để tăng sức đề kháng phòng bệnh khi trời lạnh.

PV (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thường xuyên tập 5 bài tập này, bắp tay ngấn mỡ, quá khổ cũng thon dài như nàng thơ Lisa