Chỉ cần có mức nồng độ cồn này trong khí thở, người tham giao giao thông gặp nguy cơ tai nạn gấp 2 lần người khác.

2017-10-02 11:37
- Sau khi, uống một lon bia bạn phải đợi hết một giờ đồng hồ mới có thể tham gia giao thông để an toàn.

TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho hay, khi uống rượu cồn tác động phần lớn não và ảnh hưởng đến hầu hết các kỹ năng khi lái xe ( tập trung, xử lý tình huống, quyết định, phối hợp…).

Một người có nồng độ cồn trong hơi thở chỉ 0,05 mg/lít khí thở tham gia giao thông đã có nguy cơ gặp tai lại gấp 2 lần bình thường. Khi nồng độ cồn trong hơi thở 0,15 mg/lít khí thở nguy cơ gặp tai nạn khi tham gia giao thông cao gấp 27 lần người bình thường.

Người bình thường nặng 65 kg nếu uống một lon bia 330ml, nồng độ 5% lượng cồn trong máu sẽ tương đương 26mg/100ml máu. Như vậy, một người bình thường uống hết một lon bia khi tham gia giao thông ngay nguy cơ xảy ra tai nạn cao.

“Uống hết một cốc bia có nguy cơ phải chịu mức phạt từ 2-3 triệu (mức phạt thấp nhất dưới 0, 25mg/1lít khí thở) khi tham gia giao thông. Ở liều lượng tương tự thay một lon bia bằng một ly rượu vang nồng độ cồn trong máu sẽ gấp 3 lần bia 78mg/100ml máu. Khi uống rượu tự nấu, nồng độ cồn trong máu từ 30-40% (gấp 8 đến 10 lần bia), mức phạt có thể lên tới 10-15 triệu đồng”, TS.BS Trần Thị Hồng Thu nói.

Nếu uống hết một lon bia bao nhiêu lâu lái xe sẽ an toàn

Không uống quá 2 lon bia 330ml trong một giờ đồng hồ để lái xe không bị phạt và an toàn.

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu cơ thể sẽ đào thải lượng cồn theo thời gian. Một người uống một lon bia sau 1 giờ cơ thể sẽ đào thải 12-14g cồn/ một giờ. Uống 1 lon bia sau 1 tiếng đồng hồ cơ thể sẽ hết men, có thể lái xe ô tô mà không sợ phạm luật và đủ tỉnh táo để xử lý tình huống. Trong trường hợp uống nhiều hơn hai lon bia hoặc sử dụng loại rượu nặng thì thời gian chờ đợi để lái xe an toàn sẽ phải kéo dài lâu hơn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một đơn vị uống chuẩn (ly tiêu chuẩn) chứa 10 gam cồn. Một ly tiêu chuẩn tương đương 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml); 1 vại bia hơi (330ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml).

“Để nồng độ cồn dưới 0,25mg/lít khí thở, đàn ông không nên uống quá 2 ly tiêu chuẩn trong giờ đầu tiên và không uống quá 1 ly tiêu chuẩn tiếp theo trong mỗi giờ sau đó. Với phụ nữ, không nên uống quá một ly tiêu chuẩn và không quá 1 ly tiêu chuẩn trong mỗi giờ tiếp theo”, TS.BS Trần Thị Hồng Thu nói .

TS.BS Trần Thị Hồng Thu khuyến cáo, khi đã uống rượu, bia thì không nên lái xe. Vì trên thực tế 10 người gặp tai nạn cho rượu bia thì có một người sẽ không bao giờ trở về với gia đình.

Rượu thường ảnh hưởng đến cơ thể trong một trình tự đặc biệt. Phần đầu của cơ thể mà rượu ảnh hưởng đến là não khiến cho con người không còn khả năng phán quyết. Uống rượu với một lượng nhỏ cũng ảnh hưởng tới sự tập trung khi lái xe. Nhiều tai nạn giao thông xảy ra từ một lái xe say rượu bị phân tâm hoặc những người mất tập trung chú ý thoáng qua.

Ngoài ra khi uống rượu còn làm ảnh hưởng tới khả năng hiểu và phán đoán tình huống, khả năng phối hợp động tác, tầm nhìn giảm, thời gian phản ứng kéo dài, giảm khả năng theo dõi.

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định rõ 3 mức phạt nồng độ cồn như sau:

Nồng độ cồn dưới 50mg/100ml máu hoặc dưới 0, 25mg/1lít khí thở thì phạt 2-3 triệu đồng, tước GPLX trong 01 tháng, và tạm giữ phương tiện 07 ngày trước khi quyết định xử phạt.

Nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4mg/1 lít khí thở thì phạt 7-8 triệu đồng, tước GPLX trong vòng 2 tháng, và giữ phương tiện 07 ngày trước khi quyết định xử phạt.

Nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì phạt 10-15 triệu, tước GPLX trong vòng 02 tháng và giữ phương tiện 07 ngày trước khi quyết định xử phạt.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vì sao người bị chó dại cắn cứ đến đám tang là phát dại?