Các chứng bệnh hô hấp, tiêu hóa mùa đông sẽ khỏi dễ dàng nhờ loại gia vị cực kỳ rẻ tiền này, khỏi cần thuốc
Tin liên quan
Theo Ths. Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), vào mùa đông, chủ khí là hàn lạnh hay còn gọi là phong (gió), mùa đông độ ẩm thấp nên tiết trời thường khô hanh. Nếu cơ thể con người không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm các bệnh liên quan tới đường hô hấp như: viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm khí quản, viêm phế quản hoặc viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh đó, một số chứng bệnh dễ mắc khi thời tiết lạnh khô sẽ liên quan tới đường tiêu hóa rất nhiều như: tiêu chảy, táo bón, rối loạn đường tiêu hóa. Để phòng các bệnh liên quan tới hô hấp, tiêu hóa có thể cho các loại gia vị vào món ăn. Trong đó, các gia vị hữu ích cho mùa đông gồm: củ gừng, tỏi, củ riềng và một số loại rau thơm (tía tô, kinh giới, ngò).
Gừng rất hiệu quả trong phòng bệnh hô hấp và tiêu hóa trong mùa đông.
Với gừng, Ths. Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, gừng có tính ấm, cay, tốt cho tiêu hóa và điều trị ho rất hiệu quả. Gừng là gia vị rất thích hợp cho vào các món ăn để phòng bệnh trong những ngày đông giá rét. Gừng sống dùng chữa cảm lạnh, cúm, sổ mũi, nôn mửa, ho có đờm kéo dài, chống nôn, chống viêm, tiêu hóa, bổ tim, kích thích toàn cơ thể…
Gừng là một loại gia vị rất dễ kết hợp vào trong các món ăn hàng ngày. Ví dụ, khi luộc gà có thể cho thêm một vài lát gừng vào giúp khử mùi tanh hôi của gà và tăng tính ấm, hoặc có thể dùng gừng xào thịt gà là món ăn rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho người mới ốm dậy, người sức khỏe yếu cần được bồi bổ thêm. Hoặc có thể sử dụng gừng kho với các loại cá cũng rất ngon, nhiều dinh dưỡng và phòng bệnh tốt.
“Khi chế biến các món ăn, nếu cho thêm gừng sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa trong mùa đông. Khi lạnh bụng, bạn có thể dùng củ gừng nướng giúp làm ấm bụng. Khi gặp cảm mạo, phong hàn, cảm cúm, đau đầu, ngạt mũi dùng 9g gừng sống, 6g tía tô sắc uống, ngậm trực tiếp gừng sống hoặc nấu gừng với mật ong giúp trừ đờm và trị ho rất hiệu quả, hoặc dùng trực tiếp nước gừng sống giúp tăng cường tuần hoàn máu, chữa trúng phong, cấm khẩu, mê man, kéo đờm, ngất xỉu”, Ths. Lương y Vũ Quốc Trung nói.
Lưu ý phụ nữ mắc chứng âm hư nóng bên trong, phụ nữ đang mang thai không nên dùng gừng sống
Trà gừng trời lạnh dùng hàng ngày
Ths. Lương y Vũ Quốc cho hay thời tiết chuyển lạnh có thể dùng trà gừng để giữ ấm cơ thể, tốt cho tiêu hóa với trường hợp đang bị đầy hơi, khó tiêu, trị đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, ho đờm do lạnh.
Cách chế biến trà gừng đơn giản như sau: Bạn có thể dùng 5-10 lát gừng thái mỏng cho thêm mật ong pha nước sôi để uống. Gừng tươi 10 lát pha cùng với chè xanh hãm uống hoặc gừng phơi khô tán nhỏ mỗi lần dùng 10-12 g pha uống giúp ngừa bệnh mùa đông.
Gừng khô hay còn gọi (can Khương) có vị cay, tính ấm đi vào 4 kinh tâm, phế, tỳ, vị tác dụng làm ấm dạ dày, thông mạch, ra mồ hôi, trừ lạnh, được dùng trị bệnh đau tức ngực ho hen, chân tay lạnh, mạch yếu, tê phấp đầu hơn.
“Người đang mất máu, ra mồ hôi vì nhiệt không nên dùng gừng khô. Gừng khô phải đảm bảo còn cay, thơm, không mốc mọt, vụn nát, chú ý bảo quản gừng nơi thoáng mát phòng mối mọt", Lương y Vũ Quốc Trung nói.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất