BẤM LỖ TAI LÀM ĐIỆU cho con mẹ chưa kịp hài lòng thì con đã chịu đựng điều không ngờ đến này

Thu Hà 2017-10-26 06:45
- Nhiều gia đình cho con bấm lỗ tai, đeo khuyên từ lúc rất nhỏ. Thậm chí mới sinh được một ngày tuổi, bé sơ sinh đã được mẹ bế đi xỏ khuyên.

Sinh ra là bấm lỗ ngay

Nhiều bà mẹ khoái làm điệu cho con gái đến nỗi từ lúc mang bầu đã nung nấu ý định sinh con ra sẽ bấm lỗ tai ngay. Dù mới sinh một ngày tuổi nhưng bé Minh Khuê, con chị Nguyễn Thị Thương (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được mẹ nhờ người đến bấm lỗ tai.

“Bấm tạch cái là xong. Lúc bấm bé chỉ é lên một tiếng. Hình như con còn nhỏ quá, chưa biết đau nên không khóc. Chỗ bấm cũng chẳng sưng lên. Giờ đeo khuyên nhìn thích lắm”, chị Thương vui vẻ chia sẻ.

BẤM LỖ TAI LÀM ĐIỆU cho bé sơ sinh mới được một ngày tuổi, mẹ cẩn thận khiến con bị nhiễm trùng

Bấm lỗ tai cho trẻ từ khi còn nhỏ đang là "mốt" nhiều bà mẹ hào hứng thực hiện. Ảnh minh họa. 

Cũng giống như trường hợp trên, chị Phương Mai (Hà Nội) cũng cho con gái đầu lòng bấm khuyên tai lúc bé được một ngày tuổi. Sợ mang con đi lích kích, chị Mai đã nhờ người đến tận nhà bấm lỗ tai cho con. “Để tránh lỗ tai bị tịt, bà ngoại lấy cọng tỏi mềm nhét vào. Đến một tuổi là đeo bông tai thoải mái”, chị Mai hào hứng. Chị Mai muốn bấm lỗ tai cho con lúc sơ sinh vì lúc này, bé chưa biết gì, không thể lấy tay “vò đầu bứt tai”, cào tai dễ gây nhiễm trùng.

Cũng vì muốn làm điệu cho con gái nên chị Huyền Trang (TP. Hòa Bình) đã bất chấp lời can gàn của mọi người. Chị Trang cho con gái chị - bé Tuta ra thẩm mỹ viện gần nhà bấm lỗ tai khi con tròn một tuổi.

BẤM LỖ TAI LÀM ĐIỆU cho bé sơ sinh mới được một ngày tuổi, mẹ cẩn thận khiến con bị nhiễm trùng

Bé Tuta (bên trái) được mẹ bấm lỗ tai khi tròn một tuổi. Ảnh: NVCC

“Chưa đến năm phút là xong. Giá 100.000 đồng/hai lỗ tai. Bấm luôn lúc bé vì sợ lớn lên, con biết lại thấy sợ”, chị Trang lý giải. Mặc dù mọi ngày con rất hay gào khóc nhưng bà mẹ này vô cùng ngạc nhiên khi bấm lỗ tai, con bé lại ngồi im cho người ta bấm.

BẤM LỖ TAI LÀM ĐIỆU cho bé sơ sinh mới được một ngày tuổi, mẹ cẩn thận khiến con bị nhiễm trùng

Sau khi bấm xong, chị Trang bôi thuốc mỡ hàng ngày cho con để tránh nhiễm trùng. Bà mẹ này cho con đeo khuyên vàng luôn, mua loại khuyên tròn chắc chắn vì sợ con đi lớp bị rơi khuyên. Khuyên chắc chắn quá nên giờ bé được 3 tuổi, chị muốn thay cho con đôi khuyên mới mà cởi mãi không ra.

Chỉ nên xỏ khuyên tai khi bé đã đủ 2 tháng tuổi

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng, xỏ khuyên tai từ lúc trẻ còn rất nhỏ cũng có một lợi ích nhất định. “Bé sẽ được cha mẹ chăm sóc vết xỏ khuyên chu đáo, cẩn thận hơn. Ngoài ra, một lợi ích nghe có vẻ rất khó tin nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra xỏ khuyên cho bé càng ít tuổi thì nguy cơ bị sẹo lồi càng giảm. Chỗ xỏ khuyên sẽ lành trong vòng vài tuần”. TS. Trương Hồng Sơn cho biết.

Tuy nhiên, dù háo hức làm điệu cho con gái tới đâu thì các gia đình tốt nhất nên đợi bé được ít nhất hai tháng tuổi mới xỏ khuyên tai. “Rất hiếm khi lỗ xỏ khuyên tai bị nhiễm trùng nhưng biến chứng đó có thể xảy ra nếu bé nhỏ hơn hai tháng tuổi, đang bị sốt hoặc viêm da. Trước khi xỏ khuyên cho bé, cha mẹ nên tìm hiểu về những cơ sở xỏ khuyên uy tín, có môi trường và dụng cụ được khử trùng sạch sẽ”, TS. Hồng Sơn nhấn mạnh.

Điệu cũng cần ĐÚNG CÁCH

Sau khi bé được xỏ khuyên, dái tai và phần chốt của khuyên tai cần được làm sạch bằng cồn và tăm bông hàng ngày. Theo TS. Hồng Sơn, cha mẹ có thể sử dụng thêm một loại thuốc mỡ có tính kháng sinh để thoa vào khu vực bấm lỗ. Việc rửa dái tai và khuyên tai nên được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trong khoảng 1 tuần.

Để tránh những tai nạn từ việc đeo khuyên tai, cha mẹ nên cho trẻ đeo loại bông tai nhỏ, dạng khuy hoặc nút, chắc chắn.

“Khuyên tai cho trẻ cần có nút chắc chắn để tránh bị rơi khuyên, trẻ tò mò bỏ vào miệng và xảy ra nguy cơ hóc dị vật rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng khuyên hình vòng tròn to, lủng lẳng hoặc có vật sắc nhọn chĩa ra ngoài. Vì loại khuyên này dễ bị mắc vào quần áo của trẻ, bị bản thân trẻ hoặc các trẻ khác kéo làm rách dái tai”, TS. Hồng Sơn khuyến cáo.

Khi phát hiện dái tai của bé bị sưng đỏ, chảy dịch, gia đình nên đưa bé đi khám bác sỹ để được điều trị tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu dái tai trẻ chẳng may bị rách do bị co kéo, trẻ cần được lập tức đưa đến bệnh viện để được xử lý từ sớm, giảm thiểu đau đớn cho trẻ.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


12 chòm sao phải trải qua bao nhiêu mối tình mới có được hạnh phúc thực sự?