3 hậu quả khôn lường khi ngủ sau 23h khiến cơ thể không đào thải được chất độc

2020-05-09 20:30
- Ngủ muộn không hề tốt cho sức khỏe của bạn, mà còn gây bệnh cho cơ thể.

Ba tác hại của ngủ muộn

Thức khuya là thói quen mà nhiều người vẫn mắc phải, dù thực tế ai cũng biết rằng điều đó không hề tốt. Thức khuya là thức sau 23h đêm, không phải sau 12h đêm hay 1h sáng như nhiều người nghĩ. Bởi sau 23h đêm là lúc các cơ quan trong cơ thể bắt đầu nghỉ ngơi, gan bắt đầu thải độc.

Nếu bạn đi ngủ lúc 22h tối sẽ vào giấc ngủ nhanh và có thể ngủ sâu hơn. Cơ thể con người ở trạng thái ngủ sâu có thể tái tạo năng lượng và giữ được sự thư giãn cho ngày hôm sau. Nếu bạn ngủ sau 23h thì thời gian ngủ sâu sẽ giảm xuống. Thời gian ngủ sâu giảm và bạn ngủ muộn thì cơ thể khó hồi phục những năng lượng đã mất trong ngày sau khi học tập và lao động.

Tuy nhiên, thói quen sống và sắp xếp công việc và thời gian biểu của mỗi người là khác nhau. Nhiều người vẫn thức khuya vì xem phim, làm nốt công việc, chat hay gọi điện thoại. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, ngủ không đều theo mốc cố định thì chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn, thời gian ngủ không đủ giấc trong ngày.

- Những người thường xuyên thức khuya sẽ có các vấn đề với sức khỏe như già nhanh hơn, chậm quá trình trao đổi chất, tốc độ giải độc của da chậm, lão hóa da nhanh và có thể xuất hiện nếp nhăn, đốm trên da và có quầng thâm sau khi dậy, làn da tối và trông già hơn.

- Thức khuya và ngủ muộn cũng khiến hệ miễn dịch, sức đề kháng kém. Đêm là khoảng thời gian tốt nhất để nghỉ ngơi. Việc ngủ đầy đủ giúp hệ miễn dịch tốt hơn, chống lại được các mầm bệnh và duy trì trạng thái khỏe mạnh.

- Trí nhớ cũng có thể suy giảm khi thức khuya. Nguyên nhân do não hoạt động quá tải, khả năng phản ứng của não giảm. Ngày hôm sau, tinh thần uể oải, mệt mỏi cũng làm cho bạn khó có thể tập trung. Điều này vô tình ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của cá nhân bạn.

Ngủ bù có tốt?

Có người vẫn mang quan niệm thức khuya xong có thể ngủ bù. Tuy nhiên, đó chỉ là 1-2 ngày còn nếu bạn thức khuya triền miên thì không thể bù lại được. Những người thức đêm, ngủ ngày hay ngủ đêm quá ít mà ngủ đến trưa hôm sau sẽ bị rối loạn đồng hồ sinh học. Chưa kể ngủ dậy muộn làm cơ thể bạn thêm mệt mỏi. Với những người này cần sắp xếp lại thời gian để ngủ đúng giờ và đủ giấc.

Nếu phải thức khuya vì lý do nào đó bất khả kháng, bạn cần chú ý ăn thêm các loại đồ ăn nóng, bổ sung thêm đồ ăn nhẹ có đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi ngay sau khi thức khuya. Người lớn nên ngủ 8 tiếng/ngày nhưng các độ tuổi khác có thể ngủ ít hơn. Đối với thanh thiếu niên, thời gian ngủ là 8-10 tiếng/ngày, mọi người có thể ngủ từ 6-8 tiếng.

Nhìn chung thời điểm đi ngủ, thời điểm bình minh hay hoàng hôn là nhịp sinh học được con người hình thành cả ngàn năm nay. Nếu bạn muốn khỏe mạnh, đừng nên thức khuya, hãy cố gắng ngủ lúc 22h đêm và đảm bảo ngủ đủ giấc trong đêm. Nếu ngủ quá khuya trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

Linh Thủy (Dịch theo QQ và Sohu)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Làm gì khi con gái im lặng?