Vô tình để nước vào tai trong lúc gội đầu cho con, nào ngờ người mẹ gây hậu quả đáng sợ, ai nghe cũng hãi hùng

Quỳnh Trang 2021-10-30 10:30
- Sự bất cẩn của người mẹ này trong quá trình chăm sóc con đã gây lên hậu quả không ngờ.

Theo thống kê, hơn 80% trẻ em đã từng bị viêm tai giữa và tỷ lệ mắc bệnh này chỉ đứng sau cảm lạnh. Viêm tai giữa có thể do trẻ bị cảm và sốt, tắm và gội đầu, lấy ráy tai, thậm chí khi bú mẹ hoặc bú bình.

Bé trai bị viêm tai giữa vì sơ hở của người mẹ

Mới đây, một bé trai 5 tuổi ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã đổ bệnh và phát sốt. Bố mẹ tưởng bé bị cảm nên đã cho bé uống thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường nhưng bệnh tình của bé không thuyên giảm. Thấy con khóc thét vì đau tai, họ vẫn tưởng con bị cảm lạnh.

Vô tình để nước vào tai trong lúc gội đầu cho con, nào ngờ người mẹ gây hậu quả đáng sợ, ai nghe cũng hãi hùng

Tuy nhiên, khi đưa con đến bệnh viện, bác sĩ đã nhận thấy rằng cậu bé bị viêm tai giữa dẫn đến suy giảm thính lực, sưng tấy vùng da ở tai phải và viêm xương chũm cấp tính. Người mẹ này đã tâm sự rằng trong những lần tắm cho con, vì con hay khóc, giãy giụa nên chị vô tình đã để nước vào tai con. Không ngờ, sự bất cẩn của người mẹ này dẫn đến bé trai bị bệnh viêm tai giữa nghiêm trọng. Việc bố mẹ tự điều trị bệnh sai hướng, sai cách lại càng khiến bệnh tình của bé trai trầm trọng thêm.

Vô tình để nước vào tai trong lúc gội đầu cho con, nào ngờ người mẹ gây hậu quả đáng sợ, ai nghe cũng hãi hùng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tai giữa ở trẻ

Tư thế cho con bú không đúng

Tư thế cho con bú đôi khi có thể gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ví dụ như trẻ nằm ngửa và uống sữa, sữa chảy quá nhanh có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Với cách bú này, sữa sẽ trào ngược lên mũi họng, khi chảy vào tai giữa từ vòi Eustachian sẽ dễ gây viêm tai giữa. Và trẻ càng nhỏ thì khả năng xảy ra càng cao.

Vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến tư thế khi cho trẻ bú, cố gắng không để trẻ nằm ngửa mà uống sữa. Ngoài ra, bạn hãy hướng dẫn con uống sữa chậm, từ từ để tránh nguy cơ sặc sữa.

Không làm sạch nước trong tai khi tắm, bơi, v.v.

Đối với những người trưởng thành, tai bị dính nước cũng không thành vấn đề, vì màng nhĩ của tai có thể đóng vai trò bảo vệ rất tốt. Nhưng với trẻ nhỏ thì khác, cấu trúc của ống tai của trẻ em ngắn hơn và rộng hơn cấu trúc ống tai của người lớn. Khi trẻ tắm, gội đầu, quấy khóc, không hợp tác thì nước mắt, nước mũi, nước tắm… sẽ lọt vào tai trẻ. Nước trong tai nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời hoặc vô tình chảy vào tai giữa qua vòi Eustachian sẽ rất dễ gây ra bệnh viêm tai giữa.

Ngoài ra, mùa hè trẻ thích bơi lội nhưng khi nước bể bơi không sạch sẽ chạm vào màng nhĩ của trẻ rất dễ gây viêm nhiễm, viêm tai giữa. Vì vậy, khi tắm, gội đầu phải chú ý bảo vệ tai như dùng nút tai, dùng tay bịt ống thính giác bên ngoài.

Vô tình để nước vào tai trong lúc gội đầu cho con, nào ngờ người mẹ gây hậu quả đáng sợ, ai nghe cũng hãi hùng

Trẻ em thích bơi lội, bạn có thể chọn nơi bơi lội có nước sạch, vệ sinh đảm bảo, đeo nút tai và các biện pháp bảo vệ khi bơi, vệ sinh khoang mũi sau khi bơi xong. 

Khi phát hiện có nước trong tai trẻ, mẹ cần lập tức yêu cầu trẻ nghiêng đầu sang một bên, sau đó dùng bông sạch nhúng nhẹ vào ống tai ngoài để lau nước cho sạch. Hãy chú ý không được dùng quá nhiều lực.

Tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài

Trong quá trình hút thuốc lá, một lượng lớn các chất độc dễ bay hơi được sản sinh ra trong khi các hệ thống trên cơ thể trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá lâu ngày dễ mắc bệnh viêm tai giữa.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

8 bài tập với ghế giúp giảm mỡ thừa ở bắp chân cấp tốc