Từ khi con sinh ra đến lúc lớn lên, giai đoạn nào trẻ khiến mẹ mệt mỏi nhất?

Quỳnh Trang 2021-07-20 14:00
- Sinh con ra, nuôi con khôn lớn là một quá trình dài cần rất nhiều nỗ lực và hy sinh của người mẹ.

Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, giai đoạn nào trẻ khiến mẹ mệt mỏi nhất? Nhiều người mẹ nói rằng họ nhìn thấy con cười, con khôn lớn là không mệt mỏi, có thể họ đang nói dối. Hãy cùng điểm qua những giai đoạn phát triển của một em bé nhé!

Giai đoạn sơ sinh của bé

Khi đó, nhiều người mẹ còn chưa quen với việc thức khuya, dậy sớm, bế ru con đêm hôm và đang bắt đầu học cách làm mẹ. Trong thời kỳ ở cữ, người mẹ không được tắm gội, không được đi ra ngoài. Họ bắt đầu quen với việc phải sống chung với bé con và 4 bức tường. Khi nhìn vào gương, họ thấy mình phát phì nhanh chóng, mặt đầy tan nhang, tóc khô, rụng lả tả.

Ngoài ra, bạn phải làm mọi điều để con bạn ngoan ngoãn, mau lớn. Bạn phải thức đêm để trông con trong khi mọi người đều được ngủ ngon. Bạn bị trầm ảm sau sinh, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, đau thắt lưng...Khi bạn chưa kịp phục hồi sau ca sinh nở, bạn tiếp tục phải làm mẹ. Công việc chăm sóc em bé 24/24 khiến nhiều người mẹ cảm thấy chán nản, mệt mỏi và cáu gắt.

Từ khi con sinh ra đến lúc lớn lên, giai đoạn nào trẻ khiến mẹ mệt mỏi nhất?

(Ảnh minh họa)

Giai đoạn nhũ nhi

Sau giai đoạn sơ sinh là giai đoạn nhũ nhi. Sau khi con đầy tháng, mẹ sẽ tiếp tục chăm con. Lúc này, nhiều mẹ lại lo lắng rằng con mình chậm lớn, chậm tăng cân hơn bạn bè cùng trang lứa. Rồi trong đầu người mẹ hiện lên cả vạn câu hỏi. Ví dụ, tại sao trẻ luôn quấy khóc vào đêm khuya? Tại sao con lại ọc sữa? Tại sao con mãi không ngủ? Tại sao con bị tiêu chảy? Tại sao trẻ bị chàm? Tại sao con mình chưa biết bò, trườn, đứng, đi nhỉ.
Lần đầu làm mẹ, nuôi con, bạn hỏi cả trăm câu hỏi tại sao. Với nhiều người mẹ, khi con bị ốm, sau 1 ngày làm việc kiệt sức  lại tiếp tục đưa con đi bệnh viện để khám chữa bệnh. Giai đoạn này, bạn thực sự cảm thấy làm mẹ không hề dễ dàng.

Từ khi con sinh ra đến lúc lớn lên, giai đoạn nào trẻ khiến mẹ mệt mỏi nhất?

(Ảnh minh họa)

Thời thơ ấu

Khi trẻ lên 2 tuổi, bé bắt đầu biết nói và trở nên vô cùng rắc rối. Bé hỏi hàng vạn câu hỏi tại sao, lại hay thích khóc lóc, ăn vạ, ném đồ đạc và thậm chí đánh mọi người. Là người mẹ, bạn sẽ không khỏi chán nản khi phải dọn dẹp "bãi chiến trường" mà trẻ tạo ra sau khi vui chơi. Không những thế, trẻ ở giai đoạn này rất ương bước và cứng đầu.

Từ khi con sinh ra đến lúc lớn lên, giai đoạn nào trẻ khiến mẹ mệt mỏi nhất?

(Ảnh minh họa)

Tuổi thơ

Cuối cùng thì con cũng đã lớn, đã đi học, biết đọc, biết viết. Nhưng giai đoạn này cũng khó khăn không kém. Bạn phải học cách kiềm chế để không tăng xông, không tức giận khi con học trước quên sau hay không chịu làm bài tập về nhà. Tiếp theo đó là thành tích học tập của con kém bạn hàng xóm. Bạn tiếp tục lo lắng, muộn phiền chẳng hạn như: Bạn chưa mua được nhà gần trường học của con. Con càng lớn càng ít nói. Con đạt điểm thấp trong kỳ thi cuối kỳ.

Tóm lại, từ ngày đầu tiên lên chức bố mẹ, chúng ta đã dấn thân vào con đường một đi không trở lại. Con đường này có hạnh phúc, có rắc rối, có đau thương và có cả mệt mỏi nữa. 

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập đốt mỡ siêu đỉnh, cư dân mạng thử 2 tuần có ngay vòng 2 con kiến, vòng 3 nẩy nở