Trẻ sốt sau khi tiêm: Khi nào cần lo lắng và những vấn đề liên quan
Tin liên quan
Bé bị sốt sau khi tiêm có bình thường không?
Tiêm chủng là một trong những phương pháp góp phần phòng ngừa bệnh tật cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vấn đề sau khi tiêm, một số trẻ có thể bị tác dụng phụ, điển hình là sưng tấy, đau chỗ tiêm và sốt.
Trẻ sốt sau khi tiêm thông thường là hiện tượng lành tính, có thể xử lý và kiểm soát tại nhà, cũng không có nguy hiểm lớn. Mặc dù vậy, một số trường hợp khác cần quan sát nhiều hơn để kịp thời cấp cứu khi trẻ bị nặng.
Nguyên nhân trẻ thường bị sốt sau khi tiêm vắc xin là gì?
Tiến sĩ Laura Purdy (Mỹ) cho biết: “Hệ miễn dịch của cơ thể thường phản ứng với chất lạ đưa vào, gây ra hiện tượng tăng thân nhiệt. Trẻ sau khi tiêm chủng có thể bị sốt trong vài giờ đầu và nhanh khỏi, cũng có khi trẻ bị sốt trong nhiều ngày hơn.”
Vắc xin cũng được xem là một “chất lạ” đưa từ bên ngoài vào cơ thể. Do đó, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng viêm bằng các triệu chứng điển hình như mẩn đỏ, sưng đau chỗ tiêm, sốt, đau nhức cơ thể.
Khi nào cần lo lắng nếu trẻ có bất thường sau khi tiêm?
Sốt nhẹ sau khi tiêm là bình thường, xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm và có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Mẹ chỉ cần chăm sóc cho bé ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ thì các triệu chứng dần dần tự khỏi.
Tuy vậy, mẹ cũng cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé kể từ lúc tiêm xong cho đến 48 giờ sau đó. Nếu phát hiện em bé có những triệu chứng sau thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử lý.
- Trẻ sốt cao trên 40°C và kéo dài hơn 3 ngày
- Trong 24 giờ đầu mặc dù sốt đã giảm nhưng có biểu hiện tái phát trở lại
- Trẻ ớn lạnh nhưng đổ mồ hôi nhiều
- Trẻ bị ho, nghẹt mũi, nôn hoặc tiểu chảy
- Trẻ khóc liên tục hoặc có trạng thời lờ đờ
- Biểu hiện một số hành vi bất thường
- Vết sưng đỏ quanh chỗ tiêm đường kính lớn hơn 3 inch
- Trẻ không chịu bú hoặc bỏ ăn
Ngoài ra, bạn nên để trẻ ở lại chỗ tiêm ngừa quan sát ít nhất từ 30 đến 60 phút đầu tiên sau khi tiêm. Một số em bé có thể bị sốc phản vệ cần được kịp thời cấp cứu. Biểu hiện nhận biết như khó thở, sưng cổ họng, tim đập nhanh, co giật, da tím tái…
Mẹo xử lý tình trạng sốt sau khi tiêm ở trẻ
Tùy mức độ trẻ sốt sau khi tiêm mà bạn có cách xử lý và chăm sóc khác nhau. Ở đây, trong trường hợp sốt nhẹ và trung bình, mẹ có thể áp dụng những mẹo khắc phục tại nhà giúp em bé bớt khó chịu.
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, không đắp nhiều chăn khi bé đang sốt.
- Nếu bé còn bú sữa mẹ, hãy đảm bảo cho bé được bú nhiều hơn trong vài ngày đầu sau tiêm chủng.
- Với bé đã ăn dặm, mẹ nên chế biến món ăn dễ tiêu hóa, kết hợp sữa công thức để tăng thể lực cho bé mà không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Vệ sinh sạch sẽ vị trí tiêm.
- Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng cần có chỉ định của bác sĩ nhi khoa.
Mặc dù sốt nhẹ cho thấy vắc xin đang có hiệu quả tốt nhưng không phải khi trẻ không bị sốt thì vắc xin không hiệu quả. Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau với từng loại vắc xin. Vì vậy, mẹ cần quan tâm là theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé sau khi tiêm để xử lý tốt.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo khi trẻ sốt sau khi tiêm, có biện pháp chăm sóc hợp lý để đảm bảo an toàn cho bé.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất