Trẻ sơ sinh tháng thứ 1 và tháng thứ 2 có gì khác nhau, ở bên con suốt ngày nhưng không nhiều mẹ nhận ra

Anh Chi 2022-06-04 07:15
- Chỉ 1, 2 tháng sau khi chào đời, bé đang lớn lên từng ngày và đã có những thay đổi rõ rệt mà không phải mẹ nào cũng nhận ra.

Bé con chào đời đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người trong gia đình bạn. Lúc đó, hầu như tất cả những người mẹ đều dành tất cả thời gian cho con yêu. Mỗi ngày, người mẹ đều ngắm nhìn con, xem con có tăng cân không, có gì khác không, có xinh hơn không. 

Đối với một em bé, sự thay đổi về ngoại hình nhanh nhất là trong những tháng đầu sau sinh, hầu như mỗi ngày, trông em bé lại một khác. Bạn có biết trẻ sơ sinh tháng thứ nhất và tháng thứ hai có gì khác biệt hay không?

Những thay đổi giữa tháng đầu tiên và tháng thứ hai của trẻ sơ sinh thực sự rất đa dạng. Những thay đổi chủ yếu bao gồm các khía cạnh sau:

1. Thay đổi về cân nặng và chiều cao

So với tháng đầu tiên, trẻ 2 tháng tuổi sẽ có những thay đổi rõ rệt về cân nặng và chiều cao. Thông thường mức tăng trưởng cân nặng có thể từ 1kg đến 1,5kg, mức tăng trưởng chiều cao có thể từ 3 đến 5 cm. Tất cả các dữ liệu về sự phát triển thể chất sẽ cho thấy xu hướng tăng trưởng rõ ràng.

Trẻ sơ sinh tháng thứ 1 và tháng thứ 2 có gì khác nhau, ở bên con suốt ngày nhưng không nhiều mẹ nhận ra

2. Thay đổi các đặc điểm trên khuôn mặt

Sự thay đổi lớn nhất của trẻ trong một hoặc hai tháng đầu tiên chính là sự thay đổi về ngoại hình. Nhiều mẹ sẽ thấy “dở khóc dở cười” khi con vừa chào đời. Nhưng khi đứa bé lớn lên, các đường nét trên khuôn mặt bé sẽ dần dần lộ ra. Cậu bé, cô bé nhăn nheo ngày nào giờ sẽ "dậy thì thành công", dễ thương và đáng yêu như viên ngọc. 

Trẻ sơ sinh tháng thứ 1 và tháng thứ 2 có gì khác nhau, ở bên con suốt ngày nhưng không nhiều mẹ nhận ra

3. Bắt đầu biết vận động

Hoạt động thể chất của bé tháng thứ 2 tốt hơn rất nhiều so với tháng thứ 1. Lúc này lực cổ của bé đã tương đối lớn. Khi được ba tháng tuổi, bé đã có thể thành thạo động tác ngẩng đầu. Lúc này, bé đã biết cầm nắm mọi vật, nắm tay của mẹ và một số đồ chơi.

4. Thay đổi lượng thức ăn

Khi trẻ hai tháng tuổi, nhiều mẹ sẽ nhận ra rằng: số lần trẻ bú ít hơn và lượng sữa trẻ bú mỗi lần nhiều hơn. Điều này là do thể tích dạ dày của trẻ cũng không ngừng phát triển,với sự cải thiện hấp thu và tiêu hóa, trẻ sẽ bú nhiều hơn và ngủ say hơn.

Trẻ sơ sinh tháng thứ 1 và tháng thứ 2 có gì khác nhau, ở bên con suốt ngày nhưng không nhiều mẹ nhận ra

5. Sự khác biệt trong trạng thái ngủ

Khi lớn lên, giấc ngủ của trẻ cũng có những thay đổi khác nhau. Trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 18 đến 20 tiếng, trẻ ngủ gần như cả ngày. Khi thức dậy, trẻ sẽ đòi ăn uống, đi vệ sinh. Đến tháng thứ 2, thời gian ngủ của bé tương đối ít hơn, rút ​​ngắn còn 16-18 tiếng, con rất thích tiếp xúc với mọi người xung quanh khi thức dậy.

6. Phát triển khả năng đáp ứng với môi trường xung quanh

Nếu trẻ 1 tháng tuổi vẫn còn trong trạng thái thờ ơ, mơ hồ với thế giới thì sang tháng thứ hai, mẹ có thể thấy bé đang có thể phản ứng với môi trường xung quanh. Bé sẽ cười khi thấy người lớn gọi và bất cứ chuyển động vào cũng có thể thu hút sự chú ý của bé.

Trẻ sơ sinh tháng thứ 1 và tháng thứ 2 có gì khác nhau, ở bên con suốt ngày nhưng không nhiều mẹ nhận ra

7. Sự phát triển của dây thần kinh thị giác

Đôi mắt của trẻ sơ sinh thực sự còn mờ, các tế bào màu trong võng mạc chưa phát triển nên trẻ nhìn thấy các màu đen trắng. Nhưng cùng với sự lớn lên của bé thì thị giác cũng phát triển không ngừng, đến tháng thứ 2 bé có thể nhìn được những vật cách xa mình khoảng 20 cm.

8. Phát triển khả năng nghe

Đối với các bé sơ sinh, thính giác là tri giác rất quan trọng để bé tiếp xúc và nhận biết thế giới. Đối với các bé sơ sinh thì việc nhận biết âm thanh xung quanh còn rất mơ hồ. Sau 2 tháng, bé đã có thể dễ dàng nhận biết những âm thanh quen thuộc và phản ứng lại tương ứng.

Anh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Giảm mỡ bụng tức thì với bài tập Tabata HIIT