Trẻ giành nhau đồ chơi, mẹ nên đứng nhìn hay can ngăn, phân xử?

Anh Chi 2022-10-08 09:12
- Chuyện trẻ chơi với nhau, giành nhau một món đồ chơi là vấn đề mà bậc phụ huynh nào cũng gặp gần như là mỗi ngày.

Nhiều bậc cha mẹ đã nhận ra rằng khi với các bé từ 2-3 tuổi thì khó có thể chơi ngoan với nhau được 15 phút. Việc giành nhau một món đồ chơi hầu như là chuyện thường thấy. Vậy trong các tình huống các con giành nhau đồ chơi, thậm chí đánh nhau, cha mẹ cần xử trí như thế nào? 

Con cái tranh giành đồ chơi, cha mẹ có nên can thiệp?

Piaget, một nhà tâm lý học nổi tiếng, đã khẳng định qua nghiên cứu rằng trẻ em bắt đầu đánh thức ý thức về bản thân từ tuổi lên 2. Nếu không có sự hướng dẫn, trẻ bắt đầu sống íc kỷ, chúng bắt đầu thu mình, đây cũng là dấu hiệu đánh thức nhận thức của quyền sở hữu.

Trẻ giành nhau đồ chơi, mẹ nên đứng nhìn hay can ngăn, phân xử?

Quan điểm này được nhiều chuyên gia ủng hộ, chẳng hạn như Giáo sư Li Meijin, một chuyên gia tâm lý nổi tiếng ở Trung Quốc, người đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này với các bậc phụ huynh trong các bài giảng của mình. Bởi vì dù ở độ tuổi 3 hoặc 4, các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ và trẻ chỉ có thể tiếp tục biểu đạt và tương tác với ngôn ngữ cơ thể.

Trẻ giành nhau đồ chơi, mẹ nên đứng nhìn hay can ngăn, phân xử?

Vì vậy, trong mắt các bậc cha mẹ, trẻ có thể thích giành giật đồ chơi nhưng thực chất đây là một quá trình chuyển giao quyền tài sản. Trẻ nghĩ rằng món đồ chơi đó là của bé và bé muốn bảo vệ quyền sở hữu của mình. Lúc này, cha mẹ không nên can thiệp.

Nếu bạn lấy đồ chơi của con mình cho bạn khác, khi lớn lên, trẻ có thể không biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của mình hoặc có thể, trẻ sẽ tự ý xâm phạm đồ của người khác. Ví dụ, nhiều trẻ tùy ý giật đồ chơi, đồ ăn vặt của người khác mà không hề hay biết rằng mình đã làm sai.

Trẻ giành nhau đồ chơi, mẹ nên đứng nhìn hay can ngăn, phân xử?

Và, đối với những đứa trẻ ở cùng độ tuổi, đó cũng là một cách giao tiếp xã hội độc đáo đối với nhóm tuổi của chúng. Nếu cha mẹ ngăn cản việc trẻ tranh giành đồ chơi. Rất có thể điều này sẽ ảnh hưởng đến tình bạn của trẻ. Thậm chí, có không ít những trường hợp trẻ em chơi với nhau nhưng làm mất lòng người lớn. Chuyện này không đáng một chút nào.

Không khó để nhận thấy, việc trẻ em cướp đồ chơi có thể là sự đánh thức ý thức về quyền sở hữu tài sản và quá trình trưởng thành cần thiết . Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đã không làm tốt công tác hướng dẫn để các em thiếu sót trong việc trau dồi nhận thức đúng đắn về quyền sở hữu tài sản. Cũng có thể do cha mẹ tự ý can thiệp, xử lý dưới góc độ của người lớn có thể phá hỏng sự tương tác bình thường giữa các bé.

Đối mặt với việc trẻ em tranh giành đồ chơi của nhau, cha mẹ nên làm gì?

Giáo sư Li Meijin từng khuyên các bậc cha mẹ: “Đối mặt với việc trẻ giành giật đồ chơi của người khác, cha mẹ không nên vội vàng mắng mỏ mà trước hết hãy dạy con học sự khác biệt giữa bạn và tôi”.

Trẻ giành nhau đồ chơi, mẹ nên đứng nhìn hay can ngăn, phân xử?

Có nghĩa là cha mẹ trước hết phải hình thành nhận thức đúng đắn về quyền tài sản cho con cái, để chúng hiểu “cái gì là của mình là của mình” và “cái gì thuộc về mình thì không  thuộc về người khác" và ngược lại "cái gì thuộc về người khác thì không phải là của mình". Chỉ khi hiểu được những ranh giới này, trẻ sẽ không tùy tiện lấy và lấy đồ của người khác. Và khi bị người khác cướp đồ chơi và các vật dụng khác, cha mẹ cũng nên dạy con bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con.

Anh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập giúp “độ mông” mà không to đùi cực đơn giản cùng HLV