Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đối diện nhiều nguy cơ, ảnh hưởng cả tương lai, cha mẹ nhận biết sớm để giúp con
Tin liên quan
Trẻ phát triển khỏe mạnh là hy vọng ban đầu của mọi bậc cha mẹ, nhưng luôn có một số vấn đề xuất hiện cùng với sự lớn lên của trẻ, gây trở ngại cho quá trình phát triển. Các vấn đề về sinh lý thường dễ giải quyết, nhưng một số vấn đề không liên quan chặt chẽ đến thể chất khiến nhiều bậc cha mẹ lúng túng. Trong số đó, rào cản ngôn ngữ là thứ dễ bị bỏ qua nhất.
Trong số các dạng rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ngôn ngữ được biết đến với tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao và tần suất xuất hiện đa dạng. Nhưng một số gia đình chưa có nhận thức đúng đắn về mối nguy hiểm của việc này tới sự phát triển của trẻ nên thường xem nhẹ, bỏ qua.
Nguy hiểm khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Bản thân ngôn ngữ là một kỹ năng cần phải học. Đây là một trong những nền tảng cơ bản giúp trẻ hòa nhập và tồn tại.
Trong nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng khi trẻ mẫu giáo chậm phát triển ngôn ngữ không được khắc phục kịp thời, tác hại của nó thậm chí còn kéo dài đến việc học tập và đời sống xã hội sau khi nhập học.
1. Khó khăn trong học tập
Hầu hết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đều gặp khó khăn khi đọc, điều này thể hiện rất rõ sau khi vào tiểu học. Có thể không phải trẻ không muốn học mà điều kiện không cho phép, trẻ khó biết đọc, biết viết nên dễ sinh ra tâm lý chán nản, không muốn học nữa.
2. Rào cản xã hội
Điều này thể hiện rõ ngay từ khi trẻ hình thành phát triển ngôn ngữ ban đầu khi trẻ 3 tuổi. Khi những đứa trẻ khác có thể nói được nhiều từ hay cả câu thì những đứa trẻ muộn ngôn ngữ loay hoay nói từng từ chậm chạp. Lâu dần, điều này trở thành trở ngại khiến trẻ ngại giao tiếp, kết bạn.
3. Những bất thường về tâm lý
Do sự xuất hiện của các rào cản xã hội, trẻ lớn hơn sẽ cảm thấy thu mình và bị cô lập với xã hội vì cảm thấy bị xã hội bỏ rơi, trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến chứng tự kỷ.
Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua chậm phát triển về ngôn ngữ?
Thoạt nhìn, tác hại của việc chậm phát triển ngôn ngữ không nhiều nhưng mức độ thì rất nghiêm trọng. Một số cha mẹ có kinh nghiệm đã thực hiện các biện pháp tương ứng để trì hoãn mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tăng tốc độ phục hồi các kỹ năng ngôn ngữ khi họ nhận thấy con mình nói muộn và nói lắp.
Điều trị chậm phát triển ngôn ngữ do các nguyên nhân khác nhau cũng khác nhau. Chậm nói, chẳng hạn như do bệnh tật hoặc rối loạn chức năng, được giải quyết trước tiên bằng thuốc và vật lý trị liệu, sau đó là điều chỉnh ngôn ngữ.
Các vấn đề về ngôn ngữ sau 2 tuổi là nhiều biểu hiện của các rối loạn phát triển khác. Lúc này cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tương lai của con.
Nhìn chung trong quá trình trẻ học nói, cha mẹ luôn cần sát cánh bên con, giao tiếp, khuyến khích con nói nhiều hơn và sớm phát hiện các vấn đề về ngôn ngữ để có sự can thiệp kịp thời.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất