Trẻ bị va vào đầu: Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần biết

Thiên Khuê 2024-09-03 09:04
- Trẻ bị va vào đầu khi nào cần lo ngại? Emdep sẽ giúp mẹ có hướng xử lý an toàn và phòng ngừa tốt cho trẻ nhé.

Tổn thương đầu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Hầu như mọi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều không tránh khỏi những sự cố té ngã, va đập. Bố mẹ thường trở nên lo lắng nhiều hơn khi trẻ nhỏ bị va đầu. Những vết bầm tím, trầy xước, thậm chí chảy máu đều cần quan tâm đúng mực ở trẻ.

Trẻ bị va vào đầu ở mức độ nhẹ có thể dễ dàng xử lý và chăm sóc. Tuy nhiên, một vài trường hợp nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường, vết thương nghiêm trọng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và can thiệp y tế.

Trẻ bị va vào đầu: Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần biết

Nguyên nhân gây ra sự cố ở trẻ thông thường có thể do người lớn bất cẩn trong quá trình chăm nom hoặc do tai nạn ngoài ý muốn khi lưu thông trên đường. Ngoài ra, trẻ học các loại kỹ năng như đứng, ngồi, đi, lăn, vui chơi… đều có thể bị va đầu hoặc bộ phận khác.

Trẻ bị tổn thương đầu ở mức độ nhẹ có biểu hiện gì và khi nào cần lo lắng?

Hầu hết các chấn thương đầu ở trẻ nhỏ đều không quá lo ngại. Theo thống kê lâm sàng, chỉ có khoảng 7% số ca cần cấp cứu y tế ở trẻ từ 3 đến 17 tuổi. Như vậy, vết thương va chạm ở đầu của trẻ đa số có thể điều trị tại nhà khi trẻ có dấu hiệu sau đây.

- Đầu tiên sau sự cố, trẻ chắc chắn sẽ khóc vì cảm giác khó chịu, đau đớn và cả sợ hãi. Tuy nhiên, chấn thương nếu nhẹ thì trẻ sẽ nín khóc sau một thời gian ngắn.

- Sau khi nín khóc, trẻ vẫn có thể tỏ ra rụt rè, khép kín trong khoảng 15 đến 30 phút, đây cũng là phản ứng bình thường. Người lớn nên giữ bình tĩnh và xoa dịu cảm xúc của trẻ.

- Vùng da nơi bị va chạm thường xuất hiện cục u màu đỏ hoặc chuyển sang tím bầm. Nguyên nhân là do da và các mô bên dưới bị tổn thương, khiến mạch máu bị rò rỉ.

- Một số trường hợp trẻ cũng bị vết trầy xước, vết rách da và chảy máu một lượng không đáng kể. Bạn dùng tay ấn nhè nhẹ có thể cầm máu ngay.

- Khi trẻ bị va vào đầu ở mặc dù ở mức độ nhẹ nhưng vẫn có thể bị đau đầu âm ỉ nhưng cơn đau sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày.

Trẻ bị va vào đầu: Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khó mô tả cảm giác của mình nên cần sự quan sát thận trọng của bố mẹ. Nếu sau sự cố mà bạn không thể cầm máu trong và phút, vết rách rộng trên da, trẻ bị ngã quá mạnh và tổn thương ở những bộ phận khác thì cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Một số trường hợp cần nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra và can thiệp y tế như sau:

- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

- Trẻ từ chối ăn uống

- Nôn dữ dội

- Cơ thể kém phối hợp

- Trạng thái tinh thần lừ đừ

- Chảy máu không cầm được

- Trẻ bị choáng váng thời gian dài, thậm chí ngất xỉu

Trẻ bị va vào đầu: Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần biết

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sự cố và cách phòng ngừa

Khi trẻ bị tổn thương ở đầu hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, bố mẹ không nên la mắng sẽ khiến trẻ càng hoảng loạn. Hãy nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng, hôn trẻ để tạo cảm giác an toàn và giảm cơn đau.

Dùng tay ấn và xoa nhẹ vào chỗ chảy máu, nếu có vết rách nhỏ hãy rửa sạch bằng xà phòng rồi bôi thuốc mỡ kháng khuẩn. Chườm túi đá lên vết sưng và cho trẻ nghỉ ngơi. Liên tục quan sát xem trẻ có xuất hiện biểu hiện bất thường hay không để kịp thời xử lý.

Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, người lớn cần chú ý trẻ nhiều hơn để giảm nguy cơ sự cố té ngã, va chạm. Khi trẻ tập bò, tập đi cần tránh đặt các vật sắc nhọn ở tầm với của trẻ. khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi trẻ bị va vào đầu, đảm bảo cho quá trình phát triển và trưởng thành khỏe mạnh của trẻ.

Thiên Khuê (Theo Parent)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lời khai của nghi phạm chém người yêu cũ và tình địch ở Bắc Ninh