Đau đầu gối ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn cho bé
Tin liên quan
Nguyên nhân đau đầu gối ở trẻ em
Trong đa số các trường hợp, trẻ bị đau đầu gối có thể chỉ là một vài va chạm nhẹ và có thể tự khỏi mà không gây biến chứng. Tuy nhiên, một số khác lại cần thận trọng và có chăm sóc y tế kịp thời để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nguyên nhân thông thường
Cơn đau tăng trưởng là một hiện tượng sinh lý bình thường, chủ yếu xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 3 đến 12 và rõ rệt vào buổi chiều hoặc đêm. Trẻ không bị tổn thương bên ngoài, không sưng nhưng sẽ thấy đau ở hai chân, bắp chân, trước đùi hoặc sau đầu gối.
Đau đầu gối ở trẻ em trong trường hợp này không cần can thiệp y tế. Trẻ không có hiện tượng đi khập khiễng hay nhiễm trùng thì không cần lo lắng. Nếu bạn không thể xác định trẻ có phải đau tăng trưởng hay không thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.
Nguyên nhân cần lo lắng
Chấn thương đầu gối
Chấn thương sụn hay thậm chí gãy xương đầu gối là tình trạng đáng quan tâm vì có thể ảnh hưởng khả năng đi lại của trẻ. Ngoài cơn đau ở đầu gối, con bạn có thể kèm theo những triệu chứng dưới đây:
- Hai đầu gối không nâng đỡ được trọng lượng cơ thể
- Khi trẻ hoạt động có âm thanh lộp bộp gây đau đớn
- Cứng và sưng tấy đầu gối
Nhiễm trùng đầu gối
Con của bạn có thể nhiễm trùng xương do vi khuẩn, gây ra hiện tượng viêm khớp hoặc viêm tủy xương. Trẻ sơ sinh thường ít có triệu chứng rõ rệt, bé có thể tỏ ra khó chịu, cử động tay chân và cơ thể bị hạn chế. Trẻ lớn hơn có thể sưng đau khớp.
Viêm khớp vị thành niên
Trẻ vị thành niên có thể khởi phát một căn bệnh tự miễn, gọi là viêm khớp vị thành niên. Dấu hiệu của bệnh này là viêm, đau cứng khớp, đặc biệt là khớp gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ và cả ngón tay.
Đau đầu gối do tính chất vận động
Những trẻ tham gia các môn thể thao cũng thường bị đau đầu gối do tính chất đặc thù của bài tập. Cơn đau có thể do chấn thương đột ngột hoặc tình trạng ngồi/đứng/nhảy quá nhiều. Nếu con bạn là vận động viên thì càng nên thận trọng sức khỏe xương khớp cho trẻ.
Hội chứng xương bánh chè
Đây là hội chứng gây đau đầu gối ở trẻ em mà phổ biến nhất là ở vận động viên và thanh thiếu niên. Trẻ sử dụng xương bánh chè quá mức gây chấn thương. Các tác động do dịch chuyển hoặc áp lực lớn dẫn đến sụn dưới xương bánh chè bị khô hoặc mòn nên gây đau.
Khối u xương
Ung thư xương thường phát triển ở rìa các xương dài vùng đầu gối. Triệu chứng điển hình là cứng khớp, sưng phù, đau đớn trong xương khớp, mệt mỏi, thiếu máu, sụt cân và hoạt động của tứ chi yếu ớt.
Rách sụn chêm
Đây là tình trạng khi mà sụn vùng đầu gối bị tác động gây sốc. Sụn chêm nằm giữa xương đùi và xương ống chân, có tác dụng phân bổ trọng lượng cơ thể, tạo khả năng co duỗi đầu gối dễ dàng.
Những vết rách gây đau này nếu không xử lý và điều trị kịp thời có thể tăng nguy cơ biến chứng thành viêm khớp. Nếu con bạn quá nghịch ngợm hoặc tham gia vận động đặc thù thì càng nên chú ý vấn đề xương khớp.
Điều trị đau đầu gối ở trẻ như thế nào?
Nếu không xác định được nguyên nhân gây đau, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, nắn xương, bó bột, tập vật lý trị liệu hoặc thậm chí có thể cần phẫu thuật khi cần thiết.
Ngoài ra, bạn có thể hỗ trợ giảm đau, sưng đầu gối cho trẻ tại nhà bằng các phương pháp như cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, chườm đá chỗ sưng đau, nén đầu gối bằng băng thun, xoa bóp…
Nếu phát hiện trẻ bị đau nhức kéo dài, đi khập khiễng, sốt, sưng đỏ các khớp… thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để xử lý đúng cách. Kéo dài tình trạng đau khớp ở trẻ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có phương hướng để xác định các trường hợp đau đầu gối ở trẻ em, có cách xử lý hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất