Tại sao khi lớn lên, trẻ không còn gần gũi với mẹ? Chuyên gia tâm lý hé lộ sự thật đáng suy ngẫm
Tin liên quan
Khi con mới lọt lòng, người mẹ là người gần gũi với con nhất, được con yêu thương, tin tưởng nhất. Cha mẹ nào cũng muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con của mình. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nhiều người mẹ sẽ nhận ra rằng con mình không còn gần gũi với mẹ nữa.
Khi còn nhỏ, chuyện gì con cũng nhỏ to nói với mẹ nhưng khi con lớn lên, con rời xa vòng tay mẹ và rất ít chia sẻ mọi chuyện với mẹ. Đến tuổi dậy thì, trẻ thậm chí coi mẹ thật phiền phức, cãi lại mẹ. Nhiều người mẹ cảm thấy buồn và bối rối. Họ không hiểu vì sao đứa con họ yêu thương từ thuở lọt lòng lại thay đổi như vậy.
Các mẹ hãy nghe bác sĩ tâm lý giải đáp thắc mắc nhé!
Thứ nhất: Mẹ hay phàn nàn
Mẹ thường hay thể hiện tình cảm hơn là cha. Nhà văn nổi tiếng Mao Dun đã từng miêu tả tình cảm gia đình như thế này: “Nếu tình cha như núi cao thì tình mẹ như nước, ứa ra chảy róc rách”. Từ nhỏ đến lớn, mẹ là người quan tâm đến ba bữa ăn của con mỗi ngày. Mẹ muốn biết con ăn gì, chơi gì.
Mẹ quan tâm đến kết quả học tập của con. Chính vì vậy, khi thấy con gặp vấn đề gì, mẹ thường lo lắng, đôi khi phàn nàn. Điều này làm trẻ khó chịu, đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên. Nhiều khi, mẹ cần cho trẻ không gian để trẻ làm điều mình thích và tự do bay nhảy.
Thứ hai: Người mẹ không thay đổi cách giáo dục mà vẫn coi con là đứa trẻ
Là người mẹ chăm sóc, nuôi nấng con từ bé, chúng ta đã quen với việc lo lắng cho con mọi thứ. Khi con ra ngoài, mẹ thường chú ý dặn dò con đi sớm, về sớm. Lúc nhỏ, mẹ quan tâm đến con vậy là tốt. Nhưng khi trẻ lớn lên, mẹ cần thay đổi cách giáo dục để con trẻ có thể sống tự lập. Việc người mẹ quá quan tâm, bao bọc con đến tận khi con lớn đôi khi khiến con trẻ cảm thấy phiền phức.
Đối với trẻ em, mẹ là Thượng Đế khi chúng còn nhỏ, trẻ sẽ tin tưởng mẹ vô điều kiện và có thể vâng lời. Nhưng khi lớn lên, trẻ có suy nghĩ riêng và sẽ có những ý kiến khác với mẹ. Nếu mẹ không thay đổi cách giáo dục, mà vẫn dùng cách la mắng, đánh đập để giáo dục trẻ thì chỉ khiến trẻ ngày càng bất mãn.
Tôi tin rằng nhiều bà mẹ sẽ gặp phải những vấn đề chung như trên. Nguyên nhân chính là họ quá kiểm soát con cái. Thay vì coi con là những cá thể độc lập, chúng ta lại coi con là vật mình sở hữu. Bạn cần cho phép trẻ bộc lộ quan điểm, chính kiến riêng của bản thân. Bạn cần phải hiểu rằng con đã lớn lên rồi.
Khi con bước đến tuổi dậy thì, mẹ nên:
Không can thiệp quá nhiều vào công việc của trẻ
Khi trẻ đến tuổi dậy thì, con đã có suy nghĩ, chính kiến và có thể tự quyết định ở một số chuyện. mẹ không nên can thiệp quá nhiều vào những quyết định của trẻ. Ở tuổi dậy thì, con cái sẽ có phần nổi loạn, muốn hùa theo bạn bè. Chúng ta không thể ủng hộ nhưng cũng không thể cưỡng ép ngăn cản.
Giao tiếp nhiều hơn với con trẻ
Nhiều bà mẹ không bao giờ hỏi con mình thực sự nghĩ gì trong lòng, chỉ biết đưa ra ý kiến, mệnh lệnh rồi ép trẻ làm theo. Điều này sẽ khiến mẹ- con nảy sinh những mâu thuẫn. Chúng ta phải biết rằng trẻ em không phải là cỗ máy để chúng ta có được danh vọng và tài sản.
Và chúng ta không nên so sánh con mình với những đứa trẻ của các gia đình khác, bất kể kết quả học tập và chuẩn mực hành vi của chúng. Mối quan hệ gia đình hòa thuận phải được duy trì bằng giao tiếp. Vì vậy, bạn cần trò chuyện nhiều hơn với con để giúp con giải quyết các vấn đề một cách kịp thời.
Anh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất