Tại sao bé dưới 1 tuổi không nên uống nước ép trái cây?
Tin liên quan
Tại sao nước ép trái cây bị liệt vào "danh sách đen" đối với trẻ dưới 1 tuổi?
Trong nước ép trái cây, nước chiếm vị trí chủ yếu, còn carbohydrate chiếm vị trí phụ, hàm lượng dinh dưỡng thực sự khá ít nên không thể đóng vai trò bổ sung vitamin. Không chỉ vậy, do đã được loại bỏ cùi và không còn chứa chất xơ có lợi cho dạ dày của trẻ nên giá trị dinh dưỡng không cao bằng trái cây tươi.
Tác hại của việc uống quá nhiều nước ép trái cây đối với trẻ em
①Dễ gây tiêu chảy
Một số loại trái cây có chứa hàm lượng carbohydrate và fructose cao, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng tiêu hóa các chất này kém, dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu. Vì thế nhiều trẻ sau khi uống nước ép trái cây có triệu chứng tiêu chảy.
②Tăng nguy cơ sâu răng
Quá nhiều đường fructose và axit trong nước ép trái cây có thể dễ dàng làm mềm men răng của trẻ, từ đó sinh sôi vi khuẩn và tăng nguy cơ sâu răng.
③ Gây thiếu máu
Fructose trong nước trái cây sẽ ức chế cơ thể hấp thụ đồng, dẫn đến giảm sản xuất huyết sắc tố, thiếu đồng cũng dễ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó có thể dẫn đến thiếu máu.
Ngoài nước ép trái cây, có 3 loại đồ uống không thể cho trẻ uống
Đồ uống có ga
Trước hết, đồ uống có ga có tính axit nhẹ, uống lâu dài dễ dẫn đến ăn mòn răng. Báo cáo nghiên cứu cho thấy uống nước có ga sẽ làm tăng tỷ lệ xói mòn axit ở trẻ 14 tuổi lên 22%, và trẻ 12 tuổi lên 59%.
Ngoài ra, đồ uống có ga về cơ bản chứa axit photphoric, trẻ uống có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, dễ bị gãy xương và các triệu chứng loãng xương.
Cà phê
Nếu cho trẻ uống cà phê sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, rối loạn tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, đồng thời còn làm giảm trí nhớ, khó tập trung, dễ gây ra chứng tăng động giảm chú ý.
Trà sữa
Trà sữa là một thức uống yêu thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên hàm lượng đường trong trà sữa cao, đặc biệt là một thành phần gọi là non-dairy creamer, chứa nhiều axit béo chuyển hóa, khó bị cơ thể con người phân hủy và chuyển hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày. Uống lâu dài sẽ khiến chất này tích tụ trong bụng, từ đó gây béo phì.
Ngoài ra, trong trà sữa thường có một số thành phần như trân châu, dừa,… Trẻ em có cổ họng mỏng hơn, những thành phần này trong trường hợp nặng dễ gây ngạt thở, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Nhìn chung nếu không muốn trẻ động đến những đồ uống không tốt cho sức khỏe này, cha mẹ trước hết phải làm gương. Khi cùng con chơi, cố gắng uống nước lọc khi khát, dưới sự tác động tinh tế, trẻ sẽ tự nhiên yêu thích nước lọc và phát triển thói quen uống nước lành mạnh.
Momo/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất