Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh để không bỏ lỡ thời gian điều trị
Tin liên quan
Vàng da sơ sinh là gì?
Vàng da sơ sinh là bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, khoảng 85% trẻ sinh đủ tháng và hầu hết trẻ sinh non bị vàng da trong vòng một tuần sau khi sinh. Nguyên nhân chính gây vàng da sơ sinh là do chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, chuyển hóa bilirubin diễn ra bất thường, nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, có thể chia thành vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý không cần can thiệp và sẽ giảm dần. Vàng da bệnh lý cần đến bệnh viện.
Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý là do quá trình chuyển hóa bilirubin như sản xuất bilirubin tương đối cao, tế bào gan không hấp thu đủ bilirubin, khả năng gắn kết bilirubin với albumin huyết tương kém, bài tiết bilirubin bị khiếm khuyết, tăng tuần hoàn ruột, v.v.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý ở tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý nói chung là do sản xuất quá nhiều bilirubin, rối loạn chuyển hóa bilirubin ở gan và rối loạn bài tiết mật. Vàng da bệnh lý nói chung cần được điều trị y tế.
Làm thế nào để phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý?
1. Thời gian xuất hiện
Vàng da sinh lý thường xuất hiện trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi trẻ chào đời, đỉnh điểm là 4 đến 6 ngày, và nhìn chung sẽ giảm hẳn sau 2 tuần.
Vàng da bệnh lý thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi trẻ chào đời, kéo dài trong ba tháng và lặp đi lặp lại. Nếu được điều trị, thời gian vàng da biến mất tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vàng da, có thể từ hai tuần đến bốn tuần, và nếu không điều trị, bệnh có thể tái phát sau khi trẻ được ba tháng tuổi.
2. Chế độ ăn uống
Vàng da sinh lý nhìn chung không ảnh hưởng đến chế độ ăn của bé còn vàng da sinh lý nặng có thể khiến bé bị nôn trớ và ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, kém ăn, không chịu bú mẹ.
3. Tâm trạng
Vàng da sinh lý nhìn chung không ảnh hưởng đến tâm trạng của bé, cũng không khác gì trẻ bình thường.
Bé vàng da bệnh lý, dễ xúc động, quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Cách phòng chống vàng da trẻ sơ sinh ngay từ khi mang thai
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vàng da sơ sinh ảnh hưởng một phần từ chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai trong thai kỳ. Do đó các mẹ bầu nên tìm hiểu và thay đổi chế độ ăn uống để tránh tình trạng con sinh ra mắc bệnh vàng da.
3 loại thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh ăn để phòng tránh vàng da sau sinh cho con:
Thực phẩm có axit
Mẹ bầu ăn thực phẩm có axit như các loại quả chua, đồ muối chua dễ gây mất cân bằng axit-bazơ trong cơ thể, có thể gây vàng da sơ sinh.
Món ăn có gia vị nồng
Để theo đuổi sự ngon miệng, người ta sẽ cho rất nhiều gia vị khi nấu món ăn để có được hương vị thơm ngon, nhưng lại không thích hợp cho phụ nữ mang thai ăn. Loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của mẹ bầu, gây mất cân bằng axit - bazơ trong cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến thai nhi, khả năng mắc bệnh vàng da sẽ tăng cao.
Đồ ăn lạnh
Thói quen ăn đồ sống, lạnh trong thời gian dài dễ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của thai phụ, gây sai lệch chức năng của lá lách, dạ dày và gan. Do đó bé sinh ra dễ mắc bệnh vàng da.
Momo/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất