Nghiên cứu của Đại học Harvard: Tránh 'khủng hoảng tuổi lên 2' cha mẹ làm ngay 3 điều từ khi trẻ 14 tháng
Tin liên quan
"Khủng hoảng tuổi lên 2" là gì?
"Khủng hoảng tuổi lên 2" nhằm chỉ giai đoạn chuyển biến tâm lý rõ rệt của trẻ ở thời kỳ từ 18 tháng đến 3 tuổi khi trẻ hay ăn vạ, thích nói “không” với bất kỳ điều gì chúng không thích hay có xu hướng quấy khóc, ăn vạ, đi ngược lại các quy tắc trước đó . Lúc này bé đã có nhận thức về bản thân, nhìn nhận môi trường xung quanh và muốn kiểm soát thế giới của mình thay vì nghe theo lời cha mẹ nói.
Dấu hiệu trẻ bước vào "khủng hoảng tuổi lên 2"
- Bé tỏ ra khó chịu khi người lớn không hiểu ý
- Đấm đá, cắn hoặc đánh những người xung quanh
- Bé thường tức giận một cách vô cớ
- Nói "KHÔNG" nhiều hơn
- Làm ngược lại với những điều người lớn mong muốn
- Giữ khư khư đồ của mình và không chịu chia sẻ với ai
Cha mẹ nên làm gì để cùng con vượt qua "khủng hoảng tuổi lên 2"?
Nhiều bà mẹ cảm thấy đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quãng thời gian nuôi con của mình. Giáo sư Harvard Burton White chia sẻ rằng có cách để giúp mẹ vượt qua giai đoạn này.
Burton White là tổng giám đốc chương trình mầm non của Harvard, đã mất 37 năm để nghiên cứu tâm lý và thói quen hành vi của trẻ từ 0-6 tuổi. Ông cho biết, từ 14 tháng tuổi trở đi, khi trẻ cơ bản đã nhận thức được về bản thân thì từ đó về sau, cha mẹ phải “thương yêu nhưng kiên quyết” và luôn nhớ giữ vững uy quyền của cha mẹ thì mới tránh được tình trạng "khủng hoảng tuổi lên 2".
Cha mẹ nên làm gì để tránh tình trạng "khủng hoảng tuổi lên 2" ở trẻ?
Đầu tiên, đừng bị thao túng bởi tiếng khóc của trẻ, hãy để trẻ nhận ra rằng khóc chỉ giúp trẻ giải tỏa cảm xúc chứ không phải là phương thức để trẻ nhận được sự chiều chuộng, thỏa hiệp từ cha mẹ. Nếu trẻ khóc, không nên quan tâm tới con, cho con không gian an toàn để khóc đến khi chán thì thôi.
Tiếp theo, cha mẹ nên kiên quyết, kiên định duy trì những quy tắc mà trước đó đã thiết lập với trẻ như việc không xem TV, điện thoại khi ăn cơm; không vừa ăn vừa chơi... Nếu thấy trẻ quấy khóc mà mủi lòng thì mọi công sức trước đó sẽ "đổ sông đổ bể".
Cuối cùng cha mẹ hãy tạo cơ hội để con cái tự quyết định trong giới hạn những gì được phép. Trong độ tuổi này, ý thức bản thân của trẻ đã rõ ràng hơn, con muốn được thể hiện, được tôn trọng. Do đó bằng cách này, trẻ sẽ biết mình có thể làm gì và không thể làm gì, đồng thời sẽ không tranh giành quyền lực và đối đầu với bố mẹ nữa.
Momo/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất