Nếu thấy tốc độ tăng trưởng của con chậm hơn số này, hãy cho bé đi khám

Vân Chi 2024-06-09 15:07
- Cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của bé, nếu thấy tốc độ tăng trưởng dưới 4cm/năm thì nên đưa bé đi khám ngay.

Theo một bác sĩ tại một bệnh viện ở TPHCM, nếu biểu đồ chiều cao của trẻ nằm ngang hoặc đi xuống và đã loại trừ vấn đề suy dinh dưỡng, rất có thể trẻ đang bị chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng (GH).

Bác sĩ Ngọc Anh nhấn mạnh: "Triển vọng điều trị cho trẻ bị chậm tăng trưởng do thiếu GH phụ thuộc nhiều vào thời điểm bắt đầu điều trị. Nếu tình trạng này được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ hoàn toàn có thể đạt được chiều cao gần mức bình thường hoặc thậm chí phát triển như những đứa trẻ cùng tuổi khác."

Nếu thấy tốc động tăng trưởng của con chậm hơn số này, hãy cho bé đi khám

Chậm tăng trưởng xảy ra khi tốc độ phát triển của trẻ không đạt được các mốc về cân nặng và chiều cao bình thường cho từng độ tuổi. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao thường được phân thành các nhóm lớn: di truyền, môi trường, dinh dưỡng, bệnh lý mạn tính, và các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý nội tiết.

Yếu tố di truyền không thể thay đổi được. Riêng chậm tăng trưởng do thiếu GH (nằm trong nhóm các nguyên nhân liên quan bệnh lý nội tiết) chiếm tỷ lệ khoảng 1/3.000 - 1/4.000 trên thế giới, nhưng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em và rất khó nhận biết.

Nếu thấy tốc động tăng trưởng của con chậm hơn số này, hãy cho bé đi khám

Hầu hết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao đơn thuần thì biểu hiện bên ngoài không có gì đặc biệt ngoài việc bé không tăng hoặc có tốc độ tăng chiều cao chậm. Trẻ thiếu GH ở thể nhẹ, dù không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng chiều cao hạn chế. Riêng đối với trẻ thiếu GH nặng có thể có những biểu hiện như giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên gương mặt giống búp bê), tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nhỏ ở nam...

Một số trẻ thiếu GH có thể có mỡ quanh vùng bụng, mũm mĩm dù tỷ lệ cơ thể bình thường. Trẻ thiếu GH cũng có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi. Ngoài ra, một số các triệu chứng về tâm lý cũng có thể xảy ra với trẻ thiếu GH như thiếu tập trung, trí nhớ kém…

Nếu thấy tốc động tăng trưởng của con chậm hơn số này, hãy cho bé đi khám

Thông thường, trẻ chậm cao do thiếu GH có thể được chỉ định tiêm GH. Phương pháp điều trị này có thể được thực hiện liên tục trong vài năm khi trẻ đang trên đà phát triển. Bắt đầu được triển khai từ năm 2017, tính đến nay, chương trình "Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em" đã tầm soát miễn phí cho khoảng 2.400 trẻ. Tổng số trẻ được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng thông qua chương trình là hơn 200 trẻ.

Nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng GH (Growth hormone) do thùy trước tuyến yên (anterior pituitary gland) sản xuất, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng của cơ thể. Hormone GH kích thích sự tăng trưởng tế bào, quá trình phân bào, sửa chữa tế bào và các hoạt động của quá trình trao đổi chất như: Tăng tổng hợp protein, chất béo, glucose... GH thúc đẩy sự phát triển xương từ sơ sinh đến tuổi dậy thì, hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương và bệnh tật. Ngoài ra, GH còn điều hoà sự sinh sản hồng cầu và tăng khối lượng cơ bắp.

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng là 1 rối loạn nội tiết, biểu hiện bằng tình trạng lùn, trẻ chậm lớn. Tỷ lệ trẻ thiếu hormone tăng trưởng khoảng 1/3500 – 1/4000, thiếu hormone tăng trưởng thể nhẹ có thể gặp ở tần số 1/2000 trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng như:

Do bẩm sinh bất thường não trước, bất sản hoặc giảm sản tuyến yên trong thời kỳ bào thai.

Do mắc cách bệnh lý như u vùng dưới đồi, u tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não;

Tuyến yên bị tổn thương do chiếu xạ điều trị các khối u vùng sọ, vùng mũi họng, hốc mắt,...

Não tổn thương do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm,...

Vân Chi (Tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


7 mẹo trang điểm hoàn hảo cho ngày nắng nóng