'Mẹ ơi, sao nhà bạn giàu thế?', câu trả lời của người mẹ thể hiện IQ cao, con hưởng lợi cả đời
Tin liên quan
Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ không chủ động nói về "tiền" với con cái của họ. Cha mẹ cho rằng trẻ không cần phải hiểu sâu về khái niệm tiền khi còn nhỏ. Khi lớn lên trẻ sẽ tự nhiên học cách tiết kiệm, sử dụng và quản lý tiền.
Các bậc cha mẹ thường cho rằng không nên để trẻ quản lý tiền, trẻ nên giao phong bao lì xì nhận được trong dịp Tết Nguyên Đán cho bố mẹ, còn tiền tiêu vặt thông thường chỉ được đưa theo tình huống.
Nhưng trên thực tế, trẻ bắt đầu có cảm giác về tiền từ 3-6 tuổi. Cha mẹ càng không muốn nói quá nhiều về "tiền" thì những nghi ngờ trong lòng trẻ càng không được giải tỏa. Trẻ sẽ càng mất cân bằng về mặt tâm lý. Việc thiếu khái niệm về tiền dẫn đến việc trẻ em hiểu sai về khái niệm “giàu” và “nghèo”.
"Mẹ ơi, sao nhà bạn giàu thế?" Câu trả lời của mẹ EQ cao, con sẽ hưởng lợi cả đời
Hoan Hoan năm nay 8 tuổi. Cha mẹ bé là tiểu thương, bán hàng ngoài chợ. Mỗi ngày, họ đều bận bịu mưu sinh chứ chẳng có nhiều thời gian chăm chút cho con. Mấy hôm trước trời mưa to, mẹ Hoan Hoan đi xe máy điện đến trường đón Hoan Hoan như thường lệ. Mặc dù đã chuẩn bị áo mưa từ trước nhưng mưa to quá khiến hai mẹ con Hoan Hoan ướt sũng, trông rất xấu hổ.
Trước cửa nhà, Hoan Hoan khoác áo mưa buồn bã nhìn sang nhà hàng xóm cách đó không xa không chịu vào cửa, mẹ gọi mấy lần cũng không có tiếng đáp lại. Người mẹ hơi tò mò, hôm nay con bị sao vậy?
Nhìn theo tầm mắt của Hoan Hoan, thấy trước cửa nhà hàng xóm có chiếc ô tô màu đen, người mẹ còn chưa kịp hoang mang thì đã nghe đứa con hỏi trước: "Mẹ, sao nhà bạn giàu thế? Ngày mưa mẹ có thể đi ô tô được không? Các bạn trong xe dường như đang cười nhạo con."
Người mẹ sững người một lúc trước khi nhận ra rằng con mình đang thiếu tự tin khi so sánh mình với bạn.
Mẹ ngẫm nghĩ một lúc rồi ngồi xm xuống đỡ vai Hoan Hoan nói:
"Mẹ xin lỗi, mẹ đã không cho con cuộc sống giàu sang. Nhưng mẹ muốn con biết rằng tiền bạc không chỉ là của cải vật chất mà còn phải là sự phong phú về tinh thần." Bố mẹ cũng đang vất vả kiếm tiền, để cho con một cuộc sống tốt nhất có thể. Mặc dù hiện tại chúng ta không có một số thứ nhưng không có nghĩa là sau này chúng ta không có.
Mẹ nghĩ rằng Hoan Hoan đã lớn và biết so sánh nhưng trong quá trình so sánh nên tập trung vào thực tế. Điều con cần làm bây giờ là học tập chăm chỉ và để kiếm được nhiều tiền. Chỉ cần chúng ta cùng nhau học tập, làm việc chăm chỉ thì chúng ta sẽ có được nhiều điều chúng ta mơ ước trong tương lai. Với mẹ thì gia đình ta đã được coi là giàu có khi chúng ta sống hạnh phúc rồi. Vì vậy, con đừng buồn nữa, hãy vào nhà làm bài tập đi nhé!"
Ở độ tuổi của Hoan Hoan, bé đã biết so sánh mình với các bạn khác. Đặc biệt là khi trời mưa, thấy các bạn được đi ô tô, cậu bé cũng cảm thấy tự ti.
Nếu mẹ của Hoan Hoan lúc này trả lời qua loa, hoặc thẳng thừng nói nhà mình nghèo vì không kiếm được tiền. Cậu nói này sẽ có tác động tiêu cực đến đứa trẻ. May mắn thay, mẹ của Hoan Hoan sở hữu chỉ số EQ cao. Chị có câu trả lời hợp lý, đủ để mang lại lợi ích cả đời cho con trẻ.
Trước sự so sánh "giàu nghèo" của con cái, câu trả lời của mẹ mới là mấu chốt
1. Truyền tải chính xác các giá trị
Đứa trẻ cần được tiếp thu những giá trị đúng đắn. Mẹ cần dạy con rằng không phải một gia đình giàu, một gia đình có tình yêu thương ấy là gia đình hạnh phúc.
2. Biến sự ghen tỵ thành động lực
Hãy để trẻ hiểu rằng không có gì trên đời không tự nhiên. Thứ gì cũng cần có được nhờ sự nỗ lực của con người. VÌ vậy, nếu thấy nhà mình còn chưa giàu bằng nhà người khác, bạn hãy động viên con hãy trân trọng hạnh phúc hiện tại và nỗ lực trong tương lai. Hãy động viên con rằng chỉ cần chăm chỉ học tập, con sẽ biến ước mơ thành hiện thực.
Khánh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất