'Mẹ ơi, bạn lấy mất đồ chơi của con', cách cư xử của người mẹ quyết định tương lai của con
Tin liên quan
Khi trẻ mang đồ chơi của mình đi chơi với bé khác, chuyện bé bị cướp đồ chơi là chuyện hết sức bình thường. Khi bị cướp đồ, thông thương trẻ sẽ kêu cứu mẹ. Thái độ của người mẹ đóng vai trò quan trọng với cuộc đời đứa trẻ.
"Mẹ ơi, bạn cướp đồ chơi của con", hai bà mẹ có hai cách cư xử khác nhau
Cuối tuần, chị Lý thường đưa con đi chơi ở công viên gần khu cộng đồng. Con trai chị cũng hào hứng mang đồ chơi đến chơi cùng các bạn. Khi đang ngồi chờ con vui chơi thì bất ngờ cậu bé chạy lại khóc: "Mẹ ơi, bạn lấy mất đồ chơi của con. Mẹ giúp con lấy lại đi."
Lúc này, chị Lý nói với con: “Các bạn chỉ mượn để chơi thôi con. Con hãy học cách chia sẻ đồ chơi của với các bạn." Nghe xong, trẻ lau nước mắt và chạy lại chơi với các bạn.
Trong khi đó, chị Vương lại có cách cư xử hoàn toàn khác. Con gái của chị Vương mang một số đồ chơi đến nhà trẻ. Khi về nhà, bé mách mẹ rằng một số bạn ở trong lớp đã lấy trộm đồ chơi của bé. Chị Vương buột miệng nói: "Sao con vô dụng thế? Các bạn lấy mất đồ chơi của con thì con không biết mà cướp lại à?" Bé gái nghe thế lại càng thấy không vui. Từ đó, bé trở nên lầm lì, ích kỷ.
Việc mắng trẻ sau khi bị cướp đồ chơi có ảnh hưởng gì đến trẻ không?
Sau khi đồ chơi của trẻ bị cướp mất, bé nào cũng sẽ cảm thấy hơi buồn. Nếu mẹ mắng trẻ vào lúc này, bé sẽ cảm thấy rằng mẹ không yêu thương, đồng cảm với mình. Trẻ sẽ cảm thấy bất an trong thời gian dài.
Trẻ khóc vì bị bạn lấy mất đồ chơi, mẹ nên làm gì?
Lúc này, bạn không nên la mắng trẻ mà hãy hỏi han tình hình trước. Đôi khi nguyên nhân khiến trẻ bị giật đồ chơi của mình là do con mình giành giật đồ chơi của người khác trước. Nếu con sai trước thì bạn nên hướng dẫn để con sửa chữa sai lầm. Nếu bạn con làm sai thì bạn nên chỉ ra lỗi của người khác để sau các con không mắc sai lầm đó nữa.
Ngoài ra, bạn cần khuyến khích trẻ chia sẻ đồ chơi với những người bạn của mình. Hãy dạy con biết chia sẻ, bởi vì chỉ khi con biết chia sẻ với người khác thì người khác mới sẵn sàng chia sẻ mọi điều với con. Con sẽ sống bao dung và rộng lượng hơn. Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của sự việc để biết trẻ có mắc lỗi gì không, từ đó có phương pháp dạy dỗ trẻ đúng đắn.
Mẹo giúp mẹ dạy con cách chia sẻ
Làm mẫu cho con
Nếu bạn muốn con biết chia sẻ thì bản thân bạn cần là người cho con thấy chia sẻ là như thế nào. Nếu bạn đang ăn gì đó, bạn có thể để con ăn cùng mình. Con có thích tô màu với những cây bút dạ không? Bạn có thể để con dùng bút dạ để vẽ tranh. Ngoài ra, cùng đừng quên san sẻ việc nhà với vợ/chồng của mình và để con thấy nhé! Khi con thấy những gì bạn làm thì khả năng cao là con sẽ làm theo.
Đừng quên rằng đồ vật và trò chơi là cả thế giới của con
Tôn trọng mong muốn của con. Chỉ vì con còn nhỏ và không tự mình mua những món đồ ấy thì không có nghĩa nó không phải là đồ của con. Vậy nên, nếu bạn cần mượn món đồ gì của con thì đừng quên hỏi con hỏi ý kiến của con trước. Và một điều quan trọng không kém là những món đồ khi bạn trả lại cần phải nguyên vẹn nhé!
Đảm bảo con hiểu được rằng chia sẻ là như thế nào
Con cần hiểu được rằng khi mình cho ai đó mượn đồ thì không có nghĩa là họ sẽ giữ món đồ đó mãi. Khi con thấy được rằng món đồ của mình cuối cùng rồi sẽ quay về với mình thì khi ấy con sẽ không còn giữ khư khư nó nữa. Ví dụ, nếu bạn muốn con hình dung được thời gian bạn sẽ trả lại đồ cho con thì bạn có thể đặt đồng hồ hẹn giờ trên điện thoại, khi điện thoại kêu, bạn trả lại cho con, khi ấy con sẽ tin tưởng lời bạn nói hơn.
Khánh An/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất