Mẹ mải bận việc trong bếp, bé trai 8 tháng tuổi nuốt kim băng vào thực quản

Anh Anh 2022-04-17 09:35
- Do quá bận rộn với công việc, người mẹ này không có thời gian để ý đến con mình và tai nạn đã xảy ra.

Vào ngày 8 tháng 4, Yangyang, một bé trai 8 tháng tuổi ở Ningxiang, Trung Quốc đã vô tình nuốt phải một chiếc kim băng đang mở khi đang chơi ở nhà. 

Mẹ của bé Yangyang cho biết cô đang chuẩn bị bữa trưa trong bếp và con cũng đang chơi ở gần cô ấy. Vậy mà chỉ một lát sau, con khóc lớn, cô ấy phát hiện chiếc kim băng đang mở đã nằm trong miệng đứa trẻ. Khi cố lấy dị vật khỏi miệng trẻ không thành công, người mẹ này đã đưa con mình đến gặp bác sĩ.

Mẹ mải bận việc trong bếp, bé trai 8 tháng tuổi nuốt kim băng vào thực quản

Wang Qi, một bác sĩ phẫu thuật tổng quát thứ hai tại Bệnh viện Nhi Hồ Nam cho biết: “Đã 4 giờ kể từ khi đứa trẻ nuốt phải dị vật. Sau khi kiểm tra chi tiết, chúng tôi đã ngay lập tức tiến hành phẫu thuật cho Dương Dương để lấy thành công chiếc kim bằng mở nằm trong thực quản của bé." Các bác sĩ cũng đưa lời khuyên các bậc phụ huynh không nên tự sơ cứu khi phát hiện con nút phải vật sắc nhộn để tránh làm tổn thương thứ phát cho trẻ.

Mẹ mải bận việc trong bếp, bé trai 8 tháng tuổi nuốt kim băng vào thực quản

Bác sĩ nhắc nhở, 6 tháng đến 6 tuổi là lứa tuổi trẻ có tỷ lệ nuốt dị vật cao. Trẻ ở độ tuổi này rất tò mò về thế giới bên ngoài, thiếu ý thức về an toàn, thường thích đưa đồ vật vào miệng dẫn đến nuốt dị vật. Chức năng phản xạ của trẻ cũng không tốt.

Khi vô tình nuốt phải dị vật, bé sẽ cảm thấy sợ hãi, dễ nuốt và hít dị vật vào họng, khí quản. Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ nên tránh cho trẻ mặc quần áo có các vật nhỏ để tránh trẻ vô tình nuốt phải đồng thời cất giữ các vật nhỏ đúng cách để đề phòng tai nạn.

Những dị vật trẻ dễ nuốt phải gây nghẹt thở rất nguy hiểm

Thực phẩm tròn nguyên hạt, chưa cắt

Dị vật nguồn gốc thực vật xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, chiếm 47% các trường hợp. Trong đó hạt lạc là một trong những mối nguy hiểm gây nghẹt thở hàng đầu. Đây là thức ăn phổ biến, hình dạng tròn, kích thước nhỏ, có độ trơn.

Ngay cả những hạt thực vật khác như hạt na, mãng cầu, chanh, cam quít, hạt đậu, bưởi, và trái cây quả nhỏ cũng có khả năng gây nguy hiểm. Các loại trái cây cả quả như sơ ri, nho, chôm chôm, nhãn và vải nên được lột vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ cho trẻ dưới 3 tuổi và có thể lớn hơn; đến khi trẻ có thể nhai được thức ăn một cách an toàn và hoàn toàn.

Thức ăn dai, dính

Gồm trái cây sấy khô, da trái cây, bánh quy mềm, xúc xích, thịt bò, bánh bột lọc, kẹo dẻo, kẹo cao su, thạch trái cây, sương sa hạt lựu, hạt trân châu... nằm trong danh sách “thực phẩm dính”. Lưu ý, do có độ bám dính cao, trẻ lại không thể nhai nhỏ, nên phải ngậm lâu và nuốt nguyên miếng. 

Thức ăn cứng, khó nhai, có góc cạnh nhọn dễ bám chắc

Đứng thứ hai là dị vật nguồn gốc động vật có góc cạnh sắc nhọn dễ bám chặt vào đường thở khi hóc sặc như xương cá, mang cá, vỏ tôm, vỏ cua, xương gà, chim, lươn, ếch..., chiếm tỉ lệ 39% dị vật đường thở ở trẻ. 

Đồng xu, viên bi, đá nhỏ

Dị vật là kim loại hay nhựa, cao su  gồm có đồng xu, viên bi, đá nhỏ, hoặc kẹp tóc, đuôi bút bi, kẹp giấy, kim băng..., chiếm tỉ lệ 14% các trường hợp. Nuốt đồng xu là một mối nguy hiểm đã biết, đặc biệt là ở trẻ nhũ nhi.

Anh Anh/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 thói quen xấu ngăn cản bạn tìm được người yêu