Không ngờ trẻ hay la hét, ném đồ, ăn vạ... lại có liên quan đến cha mẹ
Tin liên quan
Người ta nói sắc mặt của đứa trẻ giống như bầu trời tháng sáu, rất nhanh thay đổi. Trong giây trước, bé cười hạnh phúc nhưng ngoảnh mặt một cái, bé lại khóc lóc, ăn vạ. Cảm xúc của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cách cư xử của cha mẹ.
Nhiều bậc phụ huynh thường than thở rằng con họ thường không biết cách kiềm chế cảm xúc, hay cáu kỉnh, ném đồ, la hét và ăn vạ. Có thể họ không biết rằng cách cư xử của trẻ cũng có liên quan đến cha mẹ. Trước năm 3 tuổi, sự phát triển tâm lý của trẻ chưa được định hình nên chưa có khả năng phân biệt cảm xúc có tiêu cực hay không. Bé chỉ bộc lộ mọi cảm xúc dưới dạng biểu hiện ra bên ngoài. Khi trẻ vui, trẻ sẽ cười, vỗ tay và nhảy múa; khi cảm thấy không thoải mái, trẻ sẽ khóc, la hét, đánh đập, v.v.
Nhiều bậc phụ huynh thường than thở rằng con họ thường không biết cách kiềm chế cảm xúc, hay cáu kỉnh, ném đồ, la hét và ăn vạ.
Cuốn sách "Phương pháp kiểm soát cảm xúc" viết: "Nhiều cảm xúc của con người nảy sinh trong thời thơ ấu. Trẻ em luôn được hướng dẫn bởi người lớn. Trẻ nhìn cách cư xử của người lớn và bắt chước rất nhanh". Các chuyên gia tâm lý cho hay nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ thường xuyên la hét, ném đồ, ăn vạ là trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình.
Mối quan hệ giữa cha mẹ không hòa thuận, luôn xảy ra cãi vã
Nhà tâm lý học phát triển người Thụy Sĩ Jean Piaget gọi giai đoạn từ sơ sinh đến gần hai tuổi ở trẻ em là giai đoạn vận động-giác quan. Trẻ ở giai đoạn này rất nhạy cảm với các thông tin bên ngoài. Nếu trẻ sống trong gia đình hay cãi vã "3 ngày 1 trận nhỏ, 5 lần 1 trận lớn", trẻ sẽ dễ nổi giận và có những hành vi mất kiểm soát hơn.
Nhà tâm lý học phát triển người Thụy Sĩ Jean Piaget gọi giai đoạn từ sơ sinh đến gần hai tuổi ở trẻ em là giai đoạn vận động-giác quan.
Nhu cầu tâm lý của trẻ không được đáp ứng
Sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái sẽ dẫn đến tình trạng “đói cảm xúc” ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy bất an. Và để thu hút sự chú ý của cha mẹ đối với mình, trẻ thường giận dữ, la hét, ném đồ...để thỏa mãn tâm lý của bản thân. Về lâu dài, trẻ dễ hình thành thói quen khó thay đổi.
Sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái sẽ dẫn đến tình trạng “đói cảm xúc” ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy bất an.
Cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc của mình
Trong môi trường gia đình, nhiều bậc phụ huynh khó có thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Họ thường trút giận bằng cách đánh, mắng con, đập đồ. Nhiều đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thói quen này. Những đứa trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thói quen của cha mẹ và bắt đầu bắt chước. Khi trẻ lớn lên, họ cũng sẽ làm giống cha mẹ mình. Nếu không được sửa chữa kịp thời, những hình mẫu này sẽ tạo thành vòng lặp vô hạn.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ và hành vi của họ quyết định phần lớn đến hướng phát triển sau này của trẻ. Nếu cha mẹ thiếu kiềm chế cảm xúc thì sẽ khiến trẻ gặp phải các vấn đề về tâm lý, dễ nổi nóng, la hét, ném đồ...
Anh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất