Giãn tĩnh mạch sau sinh: Những điều có thể mẹ chưa biết

Thiên Khuê 2022-07-21 11:05
- Giãn tĩnh mạch sau sinh có nguy hiểm không? Cùng Emdep tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý an toàn cho mẹ nhé.

Giãn tĩnh mạch sau sinh là gì?

Giãn tĩnh mạch sau sinh là một hiện tượng khá thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con. Các tĩnh mạch ở chân căng ra và biểu hiện rõ rệt qua da. Triệu chứng này có thể do di truyền, thậm chí bắt đầu xuất hiện ngay trong thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ ba.

Giãn tĩnh mạch sau sinh: Những điều có thể mẹ chưa biết

Suy giãn tĩnh mạch sau sinh gây mất thẩm mỹ và rắc rối nhưng đa số chúng đều lành tính. Tuy vậy, một số trường hợp cần thận trọng vì nó có thể là tín hiệu cảnh báo máu huyết lưu thông kém, gây đau và có thể hình thành các cục máu đông. Bạn cần đến bệnh viện kiểm tra, điều trị.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch sau sinh

Nguyên nhân chủ yếu là do các van mạch máu hoạt động rối loạn và bị lệch so với lúc bình thường chưa mang thai. Điều này khiến các tĩnh mạch bị giãn nở, mở rộng do máu huyết tích tụ tạo áp lực lớn. 

Áp lực do thể tích máu tăng lên và sự phát triển của thai nhi đều có thể khiến mẹ bị giãn tĩnh mạch ngay trong thai kỳ và kéo dài đến sau sinh vài tháng. Ngoài ra, sự thay đổi các hormone cũng có thể là yếu tố gây suy giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch sau sinh: Những điều có thể mẹ chưa biết

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sau sinh

Một biểu hiện rõ rệt nhất đó là các tĩnh mạch màu xanh sẫm hoặc tím xuất hiện trên da, chủ yếu là ở chân, mắt cá và cả bàn chân. Tình trạng này có thể gây đau rát, chuột rút và cảm giác nặng nề ở hai chân.

Mẹ đang cho con bú nếu ngồi hoặc đứng lâu thì sự khó chịu càng nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kèm theo ngứa ngáy hoặc da đổi màu nhẹ xung quanh cách tĩnh mạch nổi này. Nếu không có bất thường khác, giãn tĩnh mạch sau sinh sẽ giảm dần theo thời gian nên không quá lo.

Làm gì để giảm bớt khó chịu và phòng ngừa giãn tĩnh mạch sau sinh?

Điều trị hợp lý

Bạn nên hạn chế đứng hoặc ngồi lâu để giảm áp lực lên chân. Khi có biểu hiện ngứa ngáy, bỏng rát, mẹ có thể chườm lạnh ở chân để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nếu triệu chứng nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp đúng cách.

Giãn tĩnh mạch sau sinh: Những điều có thể mẹ chưa biết

Tránh mang giày dép đế cao

Bà bầu và mẹ đang cho con bú nên tránh mang giày dép cao, đặc biệt là giày cao gót. Nó không những gây nguy cơ té ngã, trật khớp mà còn tăng áp lực lên chân, khiến triệu chứng giãn tĩnh mạch có thể nặng hơn và lâu hồi phục.

Các loại giàu đế thấp, giày bệt là lựa chọn lý tưởng cho mẹ giúp đỡ đau nhức, mỏi chân, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp bạn đi lại, sinh hoạt thuận tiện, an toàn hơn.

Vận động thể chất đều đặn

Tùy theo tình trạng sức khỏe mà bạn chọn môn tập vừa sức, ưu tiên các bài tập có tác dụng lưu thông máu, tăng sức đề kháng, nâng cao sự dẻo dài của xương khớp và các cơ. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về trạng thái sau sinh của mình.

Giãn tĩnh mạch sau sinh: Những điều có thể mẹ chưa biết

Nằm nghiêng bên trái

Tư thế ngủ nghiêng bên trái có thể giảm áp lực từ bụng lên tĩnh mạch chủ dưới, tăng tuần hoàn máu, hạn chế nguy cơ suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ và sau khi sinh con. Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên nằm quá nhiều ảnh hưởng lượng máu lưu thông.

Kiểm soát cân nặng

Ngay cả khi mang thai, mẹ bầu cũng cần kiểm soát tốt cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên hệ tim mạch và hạn chế nguy cơ giãn tĩnh mạch sau sinh. Vì vậy, ăn uống khoa học cũng cần đảm bảo để có thể trọng thích hợp.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ hiểu rõ tình trạng và xử lý tốt chứng giãn tĩnh mạch sau sinh, giúp bạn nuôi con nhỏ nhẹ nhàng hơn và cơ thể sớm hồi phục.

Thiên Khuê (Theo Family)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thịt gà xé phay trộn thêm nguyên liệu này, ngon cuốn lưỡi, chẳng cần ra ngoài hàng