Giãn tĩnh mạch sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Tin liên quan
Vì sao mẹ sau sinh bị giãn tĩnh mạch?
Giãn tĩnh mạch sau sinh chỉ là cách gọi khái quát, nó không nhất thiết chỉ xảy ra sinh khi phụ nữ sinh con. Thực tế, giãn tĩnh mạch thường bắt đầu xuất hiện trong thai kỳ, chủ yếu là do sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, điển hình nhất trong tam cá nguyệt thứ ba.
Hiện tượng này có thể tồn tại trong vài tháng của thai kỳ và thậm chí kéo dài đến vài năm. Ngoài ra, nguyên nhân của nó còn đến từ di truyền, nghĩa là nếu có thành viên trong gia đình bị giãn tĩnh mạch khi mang thai thì bạn càng có nguy cơ cũng bị.
Khi mang thai, áp lực lên các mạch máu cũng tăng lên, cùng với trọng lượng của em bé trong bụng và một số yếu tố khác đều là những lý do khiến tĩnh mạch ở chi dưới bị căng và giãn ra, lộ rõ hơn qua da.
Tuy chúng cũng có thể xuất hiện ở mông và âm đạo nhưng phổ biến hơn cả là ở các vùng thắt nút và có gân trên da, ví dụ như sau bắp chân, mặc trong đùi, mắt cá chân và cả bàn chân…
Suy giãn tĩnh mạch trông có vẻ mất thẩm mỹ nhưng chúng vô hại, thường tự biến mất từ 3 đến 12 tháng sau khi sinh nở. Đôi khi chúng cũng có thể gây ngứa và khó chịu, nếu nghiêm trọng thì bạn nên gặp bác sĩ để được kê toa cải thiện.
Một số trường hợp cần quan tâm khi nó là dấu hiệu của vấn đề về tuần hoàn máu, gây đau và làm tăng nguy cơ sinh ra các cục máu đông. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy tĩnh mạch suy giãn bất thường.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch là gì?
Biểu hiện chủ yếu chính là sự xuất hiện rõ rệt của các tĩnh mạch lớn, màu xanh đậm hoặc hơi tím, thường nổi lên ở hai chân của phụ nữ sau sinh. Chúng có thể gây cảm giác hơi đau, nặng nề chi dưới, chuột rút, nóng rát và sưng đau ở mắt cá chân.
Sự khó chịu khi bị giãn tĩnh mạch sau sinh có thể nặng hơn khi bạn ngồi hoặc đứng lâu. Ngoài ra, triệu chứng giãn tĩnh mạch còn kèm theo ngứa, da xung quanh các nút thắt tĩnh mạch bị đổi màu nhẹ.
Điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch ở mẹ sau sinh như thế nào?
Phụ nữ sau sinh con nên cố gắng giảm áp lực và vận động không cần thiết ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân. Bạn cũng nên tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài và nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát để máu lưu thông tốt hơn.
Nếu bị ngứa ngáy, hãy thử chườm đá lên vùng tĩnh mạch bị sưng để giảm triệu chứng. Nếu muốn phòng ngừa giãn tĩnh mạch sau sinh, hãy chủ động thực hiện các việc này ngay trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng vớ nén để thúc đẩy tuần hoàn máu.
Tập thể dục vừa sức để tăng sức đề kháng, tránh tắc nghẽn máu huyết, thư giãn cho gân và cơ. Mẹ cũng nên tránh mang giày cao gót hoặc những kiểu giày dép bó chân, dễ té ngã. Bên cạnh đó, hãy thử ngủ nghiêng bên trái để giảm áp lực bụng lên tĩnh mạch chủ dưới.
Uống nhiều nước nhưng cũng cần tiêu thụ muối thích hợp để hạn chế sưng tấy tĩnh mạch. Theo dõi cân nặng để giúp mẹ sớm hồi phục sức khỏe và lấy lại vóc dáng cân đối, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng vừa giúp mẹ khỏe vừa đảm bảo chất lượng sữa cho em bé bú.
Mặc dù giãn tĩnh mạch đa số là vô hại nhưng nếu phát hiện tình trạng ngày càng nặng, hoặc kèm theo triệu chứng bất thường khác thì bạn nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định kiểm tra, điều trị.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có giải tỏa băn khoăn về giãn tĩnh mạch sau sinh, có biện pháp cải thiện và phòng ngừa chủ động.
Thiên Khuê (Theo Family)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất