Em bé bị chướng bụng, đầy hơi trông đến tội, đến bệnh viện, bác sĩ mắng 1 câu khiến phụ huynh bàng hoàng
Tin liên quan
Chị Đông ở Quang Đông, Trung Quốc, năm nay 39 tuổi. Chị là một công nhân bình thường, cuộc sống cũng đủ ăn, đủ mặc. Sau khi chính sách 2 con được áp dụng tại Trung Quốc, vợ chồng chị quyết định sinh thêm con. Dù không còn trẻ nhưng chị vẫn có thể mang bầu. 10 tháng sau, chị Đông hạ sinh một bé gái kháu khỉnh, gia đình chị rất hạnh phúc.
Nhưng mấy ngày sau, chị Đông phát hiện con chỉ đi tiểu được chứ không đi tiêu được, xem kỹ mới biết: hai mông con gái dính chặt vào nhau. Bé sinh ra mà không có hậu môn! Bác sĩ chẩn đoán cháu bị apxe hậu môn bẩm sinh và chỉ có thể tạo hậu môn giả thông qua phẫu thuật. Bác sĩ chỉ ra rằng vấn đề này có thể liên quan đến tuổi tác của chị Đông hoặc cơ thể chị bị ảnh hưởng bởi các chất độc gây dị tật thai nhi trong một thời gian dài.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Enshi, Hồ Bắc. Bé Lulu, 1 tuổi, đột nhiên bị chướng bụng và liên tục quấy khóc. Bố mẹ bé được em đến bệnh viện thì bác sĩ phát hiện ra bé không có hậu môn. Bác sĩ đã giận dữ mắng: "Làm cha mẹ, tại sao anh chị không nhận ra những bất thường ở con trong suốt 1 năm qua?"
Tại sao nuôi con một năm mà bố mẹ không phát hiện ra chuyện con không có hậu môn? Hóa ra Lulu mặc dù không có hậu môn nhưng lại có một lỗ rò nhỏ ở vị trí phía sau, có thể chảy ra một ít phân lỏng khiến phụ huynh lầm tưởng đó là hậu môn của trẻ. Lulu bị chướng bụng kéo dài, bố mẹ chỉ nghĩ rằng con bị táo bón nên thường xuyên massage cho bé. Tuy nhiên, một lượng lớn phân không được đào thải mà vẫn tích tụ trong ruột gây ra sỏi, tắc đường phân không hoàn toàn, khiến các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ nói tình trạng như vậy là do thai nhi phát triển không bình thường bẩm sinh, chưa rõ nguyên nhân cụ thể. Bệnh rò hậu môn hay còn gọi là tắc hậu môn, rò hậu môn là một bệnh bẩm sinh mà hậu môn không có ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Teo hậu môn là một biểu hiện của sự phát triển sớm bất thường của phôi thai. Nguyên nhân là do sự cản trở sự di chuyển từ vách ngăn niệu sinh dục đến lỗ tắc ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của phôi thai. Tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1/10000 ~ 1/5000, tức là có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc môi trường bức xạ.
Trẻ bị apxe hậu môn không thể đại tiện bình thường, lâu dần sẽ hình thành tắc ruột sau khi sinh, biểu hiện là đau bụng, chướng bụng, nôn trớ. Do vị trí đặc biệt và phức tạp của hậu môn, tình trạng này thường không được siêu âm phát hiện khi mang thai mà chỉ có thể làm rõ sau khi sinh.
Nếu trẻ không may bị apxe hậu môn thì phải tiến hành phẫu thuật tạo hình hậu môn tầng sinh môn và làm “hậu môn nhân tạo” để trẻ đại tiện bình thường. Nếu là trẻ sơ sinh có lỗ rò trung bình cao hoặc trung bình thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt lỗ rò tạm thời trước khi phẫu thuật tạo hình hậu môn, phẫu thuật tạo hình hậu môn khi trẻ được 3 đến 6 tháng tuổi và khâu kín lỗ rò sau khi mổ.
Yang Xinghai, bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật Nhi của bệnh viện sức khỏe bà mẹ và trẻ em Hồ Bắc cho biết, bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Vì vậy, cha mẹ của trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên chú ý quan sát phân của trẻ trong vòng 24 giờ sau khi trẻ chào đời và kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có bất thường.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất