Đo tuổi xương có giúp trẻ cao lớn hơn? Khi nào cha mẹ nên đo tuổi xương cho con?

Moon 2022-01-04 13:42
- Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc phát triển chiều cao cho con. Do đó họ tìm hiểu thông tin kỹ càng về đo tuổi xương.

Đo tuổi xương là gì?

Tuổi xương là tuổi sinh học của một người, hay hiểu đơn giản thì đó là tuổi phát triển xương của con người. Tuổi xương là tuổi của xương, nhưng không phải là mật độ xương. Hai loại này khác nhau.

Quá trình phát triển của xương mỗi con người đều có sự liên tục và theo từng giai đoạn, tuổi của xương có thể đánh giá chính xác hơn mức độ tăng trưởng phát triển và trưởng thành của trẻ, đồng thời có ý nghĩa lâm sàng đối với việc chẩn đoán các bệnh nội tiết.

Tuổi xương thường được xác định bằng cách chụp X-quang mặt trước của bàn tay trái và cổ tay, và đánh giá bằng tập bản đồ hoặc phương pháp cho điểm.

Đo tuổi xương có giúp trẻ cao lớn hơn? Khi nào cha mẹ nên đo tuổi xương cho con?

Việc theo dõi tuổi xương có ý nghĩa như thế nào?

Tuổi xương có thể dự đoán tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ, tất nhiên cũng có thể dùng để đo tuổi xương và phân tích kết quả để điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi,… nhằm tăng chiều cao tối đa.

Tuổi xương không chỉ có thể xác định phạm vi tuổi sinh học của trẻ mà các bác sĩ nội tiết còn có thể sử dụng phương pháp khám tuổi xương để xác định các bệnh nội tiết như thấp lùn, cao quá mức, chậm lớn, dậy thì sớm, dậy thì muộn, thiếu hormone tăng trưởng.

Tuổi xương có quy luật phát triển riêng và nhìn chung không dao động quá 1 năm so với tuổi thực. Nếu sự chênh lệch quá lớn, cần quan tâm đến vấn đề sinh trưởng sớm và sinh trưởng muộn.

Nếu không theo con đường thể thao và muốn chiều cao của trẻ phát huy hết khả năng, bạn cần trì hoãn tốc độ phát triển của xương theo tuổi. Cần tiến hành một số biện pháp can thiệp liên quan đến việc kiểm soát cân nặng và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Những trường hợp nào cần đo tuổi xương? ‍

Đo tuổi xương có giúp trẻ cao lớn hơn? Khi nào cha mẹ nên đo tuổi xương cho con?

Việc đo tuổi xương chỉ có ý nghĩa khi chiều cao của trẻ phát triển quá nhanh hoặc quá chậm. Việc điều chỉnh tuổi xương là để trẻ phát huy hết mong đợi chứ không thể tăng chiều cao vô hạn. Chiều cao là chỉ số quan trọng của trẻ sức khỏe lâu dài. Cha mẹ nên dựa trên nhiều đánh giá khác nhau và dựa trên các yếu tố về gen để xác định chiều cao của trẻ.

Tiêu chuẩn để đánh giá tốc độ phát triển chiều cao của trẻ là một "biểu đồ đường cong tăng trưởng" tổng quát, trẻ ở mỗi giai đoạn đều có chiều cao tiêu chuẩn, khoảng tối đa và tối thiểu theo từng giai đoạn, miễn là nằm trong giới hạn bình thường và không có các triệu chứng bất lợi khác thì cha mẹ có thể yên tâm.

Tuổi xương phản ánh sự trưởng thành về thể chất, trẻ em dưới 6 tuổi vẫn đang trong thời kỳ phát triển bình thường, nếu không có trường hợp đặc biệt thì không nên tác động tới tuổi xương cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tuy nhiên, nếu chiều cao của trẻ cao hơn thấp hơn so với chiều cao do di truyền thì tốt nhất nên làm xét nghiệm tuổi xương. Nếu tuổi xương bị tụt và chiều cao thấp thì bạn phải cảnh giác với tình trạng chậm phát triển do các bệnh như thiếu hụt hormone tăng trưởng.

Moon/Theo 163

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bụng phẳng lì, eo thon gọn sau 1 tuần chỉ với bài tập cực kỳ đơn giản này thôi