Con bị chế giễu vì nói lắp, bố mẹ nên cư xử thế nào?
Tin liên quan
Nhiều trẻ nhỏ bị nói lắp, nói ngọng và thường bị người khác chê cười vì khiếm khuyết của mình. Vậy phụ huynh cần ứng xử thế nào để giúp con khắc phục vấn đề này?
Nói lắp là gì?
Nói lắp là một rối loạn nhịp điệu bao gồm các vấn đề liên quan đến sự liền mạch và trôi chảy khi đang nói như kéo dài, lặp đi lặp lại một từ, một âm tiết nguyên âm hay phụ âm, đôi khi có thể dừng lại đột ngột khi đang nói vì có một từ hay âm tiết khó phát âm.
Về mặt sinh lý, nói lắp chủ yếu do căng và co thắt cơ hô hấp, cơ thanh quản và các cơ quan khác liên quan đến phát âm, cũng có thể do tâm lý do bất đồng ngôn ngữ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
Nói lắp ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến trẻ tự ti khi giao tiếp với mọi người. Vậy tại sao trẻ lại nói lắp?
Trên thực tế, hành vi nói lắp có liên quan đến yếu tố di truyền nhất định. Nếu trong gia đình bạn có người nói lắp thì con trẻ có nguy cơ nói lắp cao hơn những bé khác. Trẻ sẽ chậm nói hơn và không giỏi thể hiện suy nghĩ của mình.
Một nguyên nhân nữa là trẻ sau khi sinh ra, do không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nên các trung khu thần kinh ngôn ngữ của trẻ kém phát triển. Lúc này, trẻ sẽ khó có thể tóm tắt một câu chuyện và khả năng hiểu bài của trẻ cũng không đặc biệt là sẽ muộn hơn nhiều so với các bạn khác.
Nguyên nhân khiến một số trẻ nói lắp không thể tách rời hoạt động tâm lý của chính chúng. Một số trẻ cố tình bắt chước cách bạn nói lắp và bị nhiễm tật nói lắp lúc nào không biết.
Khi thấy con nói lắp, phụ huynh cần an ủi con. Hãy nói với con rằng nói lắp là một vấn đề và có thể cải thiện nếu con kiên trì luyện tập.
Cách cải thiện vấn đề nói lắp của trẻ
Để trẻ thư giãn và nói các câu thật chậm
Khi trẻ tập nói, cha mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng cho trẻ. Vì bạn kỳ vọng vào con càng cao thì càng gây ra nhiều áp lực cho trẻ. Nếu không thể đáp ứng kịp thời kỳ vọng của cha mẹ, con sẽ cảm thấy tự ti vào bản thân. Vì vậy, lúc này chúng ta cho trẻ nghỉ ngơi, tập nói chậm là chính. Đừng chê bai con khi con vẫn nói lắp và chưa nói được rõ ràng, rành mạch.
Tránh để bé bắt chước có chủ ý
Bạn cần cho trẻ sống trong môi trường lành mạnh, không xem các chương trình, sách báo có người nói lắp để tránh cho trẻ bắt chước người khác.
Thường xuyên giao tiếp với con
Trẻ nói lắp sẽ sống khép mình hơn, khó mở lòng hơn, lúc này sự đồng hành của cha mẹ rất quan trọng. Phụ huynh cần ở bên con, tạo cho con đủ cảm giác an toàn và thường xuyên thực hiện một số bài tập nói với con chẳng hạn như thi kể chuyện, uốn lưỡi để con nói nhiều và rõ ràng hơn.
Khuyến khích nhiều hơn và chỉ trích ít hơn
Nếu bạn liên tục chỉ trích chậm chạp và không thể nói rõ ràng, con sẽ buồn bã và tự ti. Bạn hãy khuyến khích trẻ, khen ngợi con khi con đã cố gắng một chút. Từ đó, con trẻ sẽ tự tin hơn, cố gắng để học hỏi.
Khánh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất