Cho bé ăn thanh long: Lợi ích và những điều mẹ cần lưu ý
Tin liên quan
Khi nào thì bắt đầu cho bé ăn thanh long?
Cho bé ăn thanh long là một lựa chọn tốt chỉ cần bạn cho trẻ ăn đúng cách và phù hợp với từng độ tuổi. Đây là loại quả có kết cấu mềm, mọng nước, vị chua ngọt nên dễ kích thích khẩu vị cho bé.
Thanh long chứa một số dưỡng chất có lợi để tăng cường sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ. Khi chín, quả có thịt mềm, dễ nhai nuốt nên mẹ có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Đầu tiên, bạn nên chế biến thanh long dạng xay nhuyễn hoặc nghiền mịn, rồi dần kết hợp thêm thực phẩm khác khi hệ tiêu hóa của trẻ đã thành thục hơn.Trẻ 9 - 10 tháng tuổi có thể tự cầm miếng thanh long đã tách vỏ để ăn.
Trẻ ăn thanh long mặc dù có ưu điểm là dễ nhai nhưng phần thịt loại quả này hơi trơn, dễ gây nghẹn hoặc nghẹt thở. Vì vậy, người lớn cần ở bên cạnh để quan sát khi trẻ tự cầm thanh long ăn.
Giá trị dinh dưỡng của quả thanh long
Thanh long được ưa chuộng bởi đặc điểm giàu vitamin C và phốt pho. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe tổng thể của con người. Theo ước tính, 100g thịt thanh long cung cấp dinh dưỡng như sau:
- Nước: 89%
- Chất xơ: 0,3g
- Thiamine: 0,2mg
- Vitamin C: 25mg
- Canxi: 6mg
- Phốt pho: 19mg
- Sắt: 0,4mg
Có thể thấy, lợi ích của thanh long ngoài kích thích khẩu vị cho bé còn bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết. Mẹ nên có kế hoạch phù hợp để bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn của trẻ nhé.
Lợi ích khi cho trẻ ăn thanh long
Tốt cho sự phát triển của nhiều cơ quan cơ thể bé
Thịt và hạt thanh long chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như axit béo không bão hòa, vitamin A và C, canxi, phốt pho, sắt… Cho bé ăn thanh long có thể góp phần kích thích sự tăng trưởng của xương.
Ngoài ra, các dưỡng chất trong loại quả này cũng hỗ trợ bảo vệ da và mắt, duy trì cân bằng điện giải cho bé. Một số trẻ không thích uống nước cũng được bổ sung một lượng nước nhất định từ việc ăn thanh long.
Thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Tiêu thụ thanh long đúng cách giúp cung cấp nước, chất xơ để duy trì một đường ruột khỏe mạnh, hạn chế táo bón, kích thích nhu động ruột và tăng cường hệ vi sinh có lợi cho bé. Ngoài ra, việc cầm thanh long tự ăn còn giúp bé cầm nắm linh hoạt và rèn kỹ năng nhai.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin A, C và các chất chống oxy hóa trong quả thanh long giúp nâng cao chức năng miễn dịch, chống lại tổn thương các gốc tự do. Mẹ cho bé dùng thanh long kết hợp với đa dạng thực phẩm trong ăn dặm sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng.
Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn thanh long?
Khi trẻ mới vừa hơn 6 tháng tuổi, mẹ nên xay nhuyễn phần thịt thanh long để bé dễ nhai nuốt và dễ tiêu hóa. Trẻ lớn hơn có thể dùng thanh long với nhiều cách khác nhau, miễn khẩu phần mỗi lần ăn đảm bảo vừa phải.
Lúc mới bắt đầu, mẹ nên cho 1 hoặc 2 thìa cà phê thanh long xay nhuyễn vào bữa ăn, quan sát từ 3 đến 5 ngày để loại trừ khả năng trẻ dị ứng hoặc không dung nạp một chất nào đó trong thanh long.
Trẻ sơ sinh và mới biết đi không nên ăn quá nhiều thanh long để tránh vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.
Mặc dù trẻ khá dễ dàng để nhai nuốt quả thanh long nhưng vẫn cần người lớn quan sát để tránh trường hợp trẻ bị nghẹn do đặc tính “hơi trơn” của loại quả này.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ cho bé ăn thanh long đúng cách, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của bé.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất