Bé trai nổi giận, hất đổ bát mì, lời nói của bà nội khiến tất cả mọi người đều tán thưởng

Anh Chi 2022-06-04 11:34
- Cách ứng xử của người lớn khi trẻ nhỏ mất bình tĩnh sẽ ảnh hưởng đến tính cách, tương lai của trẻ sau này.

Tại nơi công cộng, nhiều người thường không muốn đến gần trẻ em. Vì đa phần, những em bé này thường rất nghịch ngợm, hiếu động. Có thể, những em bé này có thể gây rắc rối cho những người xung quanh. Khi con bạn lỡ bôi bẩn ra nhà hàng hoặc nơi công cộng, bạn để nhân viên phục vụ xử lý hay tìm cách khắc phục? Có lẽ cách dạy cháu của bà lão này rất đáng để học hỏi.

Bé trai nổi giận, hất đổ bát mì, lời nói của bà nội khiến tất cả mọi người đều tán thưởng

Cuối tuần trước, bà Chu dự định đưa cháu đi tham gia một lớp huấn luyện ở cung thiếu nhi. Hai bà cháu dậy muộn, không có thời gian để nấu ăn sáng. Vì vậy, bà đưa cháu trai của mình đi ăn sáng. Bà hỏi bé muốn ăn gì thì cháu trai còn do dư nên bà đưa cháu đến một nhà hàng để ăn mì.

Bà Zhou gọi hai suất mì, một cho cháu trai và một cho bà. Món mì tương đối nhạt nhẽo, ít thịt nên đứa cháu chê bai, nổi giận, hất đổ bát mì. Hành vi của đứa trẻ đã làm phiền các khách hàng khác trong cửa hàng. Nhân viên phục vụ vội vàng chạy đến khi nghe thấy tiếng động. Thấy mì vương vãi trên bàn, họ định dọn dẹp thì bà Chu đột nhiên ngăn lại và nói: "Không cần dọn đâu. Ai làm đổ mì người đó dọn."

Bé trai nổi giận, hất đổ bát mì, lời nói của bà nội khiến tất cả mọi người đều tán thưởng

Sau đó, bà Chu nói rất nghiêm khắc với cháu trai: "Con nên dọn mì do chính con làm đổ đi! Dọn sạch hoặc là đừng ăn gì nữa!" Cháu trai thấy bà Chu nói vậy thì ngoan ngoãn dọn phần mì mà mình làm đổ. Sau đó, bà Chu gọi thêm một tô mì mới và ăn mì một cách lặng lẽ. Một số khách hàng bên cạnh rất ngạc nhiên và khen ngợi cách dạy cháu của bà chu.

Muốn con ngoan, phụ huynh đừng quá bao bọc trẻ. Khi trẻ mắc lỗi, phụ huynh hãy lưu ý 3 điều sau:

1. Để trẻ tự chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình

Cũng giống như bà Chu trong câu chuyện trên, khi cháu mình làm điều gì có lỗi vì nóng giận, bà Chu đã không bao che cho trẻ và nói để trẻ hiểu ra lỗi lầm của mình. Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ chớ nên đứng về phía trẻ mà hãy để con tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Đây là thái độ đúng đắn của mỗi vị phụ huynh. 

Bé trai nổi giận, hất đổ bát mì, lời nói của bà nội khiến tất cả mọi người đều tán thưởng

2. Khi cần thiết, cha mẹ hãy làm gương hành động và cùng con gánh chịu hậu quả

Bắt con cái phải chịu trách nhiệm về hành vi của con không có nghĩa là cha mẹ có thể làm ngơ. Nếu con cái thực sự không thể chịu hết trách nhiệm thì cha mẹ cũng có thể tham gia và giúp con sửa lỗi sai. Tuy vậy, bố mẹ vẫn cần giúp con nhận ra lỗi lầm của mình.  

3. Để trẻ hoàn toàn nhận ra lỗi lầm của mình và học cách xin lỗi

Bên cạnh hành động, cảm xúc và lời nói cũng rất quan trọng. Khi trẻ làm điều gì sai, cha mẹ đừng bắt trẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm mà còn phải giúp trẻ nhận ra lỗi lầm của mình. Hãy dạy trẻ biết cách xin lỗi và bày tỏ hối hận khi đã làm ảnh hưởng đến người khác. Chỉ có như vậy, trẻ mới có thể nhận thức được hành động của mình có đúng không và hành động của mình đã gây ra những hậu quả gì.

Anh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Em vẫn chờ một điều kỳ diệu trong đêm Noel