Bé trai bị hóc xương cá, người mẹ 'hành động quyết liệt' để cứu con, bác sĩ vỗ tay khen ngợi
Tin liên quan
Cá là nguyên liệu rất giàu dinh dưỡng, cá chứa nhiều axit folic, vitamin BI, vitamin B2,… Trong cá còn có nhiều nguyên tố vi lượng và giàu đạm nên trong những gia đình có trẻ em thì cá là món ăn thường thấy trên bàn ăn.
Bé trai bị hóc xương cá, người mẹ sơ cứu, được bác sĩ khen ngợi
Tuy nhiên, ăn cá có một chút khác biệt so với các món ăn khác. Vì cá cũng giống như con người, trên thân có nhiều xương. Ăn cá không cẩn thận, trẻ rất dễ bị hóc xương. Vậy cha mẹ nên làm gì khi con bị hóc xương?
Cách đây vài ngày, cậu bé Junjun 3 tuổi vô tình bị hóc xương cá khi đang ăn cá tại nhà. Bố mẹ Junjun cứ cố ho, khạc thì hết sức lo sợ. Mẹ bé mở miệng Junjun ra rồi soi đèn pin vào cổ họng bé, phát hiện ra có xương cá ở ngay gốc lưỡi của cậu bé nhưng bị trí hơn sâu.
Mẹ Junjun đã nhờ bố bé lấy ra một chiếc nhíp để gắp xương ra nhưng không thành công. Không còn cách nào khác, mẹ bé bảo bố bé xuống nhà lấy xe ô tô còn chị thì ôm lấy eo con, tạo áp lực để con đẩy xương cá ra ngoài.
Lúc này, bố lái xe qua, hai vợ chồng vội vã đưa bé đến bệnh viện gần nhất. Trên xe, mẹ vẫn cố gắng giúp Junjun nôn chiếc xương cá ra. Chị để Junjun nằm sấp, sau đó vỗ mạnh vào lưng Junjun. Qua quá trình cấp cứu của bác sĩ, cuối cùng chiếc xương cá mắc kẹt trong cổ họng Junjun cũng được đưa ra ngoài. Bố mẹ bé thở phào nhẹ nhõm. Bác sĩ đã khen ngợi cách sơ cứu của người mẹ.
Cha mẹ Junjun thực hiện hai bước đơn giản. Thứ nhất là họ phát hiện con mình bị hóc xương cá. Họ không dùng mẹo hay các phương pháp mê tín mà ngay lập tức sơ cứu cho trẻ theo phương pháp khoa học. Ngoài ra, họ đã nhanh chóng đưa con đến bệnh viện chứ không tự chữa cho con tại nhà. Ngay cả khi lên xe, mẹ bé vẫn cố gắng giúp Junjun tống chiếc xương ra, dù không thành công nhưng cũng giúp chiếc xương không mắc quá sâu trong cổ họng.
Phụ huynh nên làm gì nếu trẻ chẳng may bị hóc xương cá?
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, khả năng nhai, nuốt tương đối hạn chế. Vì vậy, việc bé bị hóc xương cá, hóc dị vật cũng là chuyện bình thường. Nếu chẳng may trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ cần sơ cứu đúng cách để giúp trẻ tống dị vật ra ngoài.
1. Để trẻ ho thường xuyên và tống dị vật ra ngoài
Ho là phản ứng bản năng của cơ thể con người để tống dị vật ra ngoài. Nếu có vật gì đó mắc vào cổ họng thì theo bản năng, cơ thể sẽ ho và bật dậy. Nếu dị vật không bám đủ sâu sẽ bị tống ra ngoài theo luồng khí. Nếu phát hiện dị vật nằm sát miệng, cha mẹ cũng cần dùng kẹp để lấy dị vật ra. Nếu không thành công, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay.
2. Thực hiện động tác Heimlich
Động tác Heimlich là một trong những phương pháp sơ cứu mà mọi người cần học.Trước hết, trẻ bị hóc xương nhưng ý thức vẫn tỉnh táo, có thể đứng độc lập, cha mẹ có thể đứng sau lưng trẻ, dùng hai tay ôm eo trẻ, dùng một tay nắm tay trẻ đồng thời lấy bàn tay còn lại ấn mạnh vào bụng trẻ để giúp bé tống hết dị vật ra ngoài.
Bạn nên động viên để con ho nhiều hơn. Ngoài ra, nếu đứa trẻ bị hóc dị vật, bất tỉnh và hôn mê sâu thì sao? hãy cho trẻ nằm ngửa, hai tay nhấn vào bụng trẻ để tạo áp suất không khí trong cơ thể, tống dị vật ra ngoài. Điều quan trọng nhất lúc đó là bạn phải gọi xe cấp cứu.
3. Đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức
Dù trẻ bị hóc vật gì thì ngoài cách sơ cứu cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bảo Anh/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất