Bé trai 5 tháng tuổi đã nặng 24kg, nhìn má phính núng nính, cưng đến phát xỉu

Khánh Chi 2022-03-11 07:15
- Hình ảnh em bé mới 5 tháng tuổi mà đã nặng tới 24kg thu hút đông đảo sự chú ý từ cộng đồng mạng.

Theo truyền thông Anh, một cặp vợ chồng người Anh đã đăng tải lên mạng video quay cảnh cậu con trai 5 tháng tuổi nặng 24kg rất mũm mĩm, đáng yêu. Hình ảnh của cậu bé này đã ngay lập tức đứa bé mũm mĩm ngay lập tức thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Bé Ryder 5 tháng tuổi nặng 24kg và cao 68,5 cm. Bé có thể uống hết 7 chai sữa 170ml mỗi ngày. Mẹ của cậu bé, cô Chelsea cho biết: "Chăm cậu bé này không hề đơn giản bởi vì cậu bé ăn nhiều lần. Hơn nữa, việc bế một cậu bé nặng như vậy cũng không hề đơn giản và tốn khá nhiều công sức." 

Bé trai 5 tháng tuổi đã nặng 24kg, nhìn má phính núng nính, cưng đến phát xỉu

Mẹ của bé nói thêm: "Khi nhìn thấy Ryder, mọi người thường ngạc nhiên vì cậu bé bụ bẫm ngoài sức tưởng tượng của họ. Mọi người đều thấy Ryder dễ thương vì con quá mũm mĩm." Các bác sĩ đã xác nhận bé Ryder hoàn toàn khỏe mạnh và thân hình "ngoại cỡ" của cậu bé chủ yếu là do di truyền.

Bố mẹ bé Ryder thường xuyên chia sẻ video về bé Ryder bé nhỏ trên mạng xã hội. Mỗi video thu về đến 18 triệu lượt xem và 3 triệu lượt thích. Nhiều dân mạng nói thật tuyệt vời khi có một em bé thế này. Tuy nhiên, một số khác cho rằng việc chăm sóc một em bé ngoại cỡ như vậy cũng không phải là điều đơn giản. Và những em bé ngoại cỡ cũng tiềm ẩn những nguy cơ đáng lo ngại về sức khỏe.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc, Trung tâm Dinh dưỡng Y học - Vận động Nutrihome, phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì ở trẻ rất khó khăn. Lý do phần lớn bố mẹ không biết con mình thừa cân hoặc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp hơn thực tế, cho đến khi bệnh béo phì ở mức báo động

"Thậm chí, không ít phụ huynh luôn nói con lười ăn, nhưng khi đối chiếu tỷ lệ chiều cao với cân nặng, trẻ đã thừa tới vài cân so với chuẩn. Trẻ béo phì có nguy cơ mắc các bệnh như người lớn, nhưng mức độ nặng hơn vì bệnh xuất hiện sớm và thời gian kéo dài. Từ đó dẫn đến chức năng tâm lý xã hội kém, giảm khả năng tiếp thu, chậm chạp, sức đề kháng yếu...", bác sĩ Mai nói

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ béo phì

Bệnh đái tháo đường

Trên thế giới, cứ 12 người sẽ có một người bị tiểu đường. Riêng Việt Nam có đến 65% người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó trẻ thừa cân, béo phì nằm trong nhóm nguy cơ "báo động đỏ".

Bệnh tim mạch

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu...

Bé trai 5 tháng tuổi đã nặng 24kg, nhìn má phính núng nính, cưng đến phát xỉu

Chứng rối loạn giấc ngủ

Biểu hiện là trẻ bỗng dưng thức giấc la hét, dậy nhiều lần trong đêm, ngủ ngắn... triệu chứng có thể kéo dài từ một đến vài tháng. Ngoài ra, trẻ còn rơi và tình trạng ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm...

Bệnh về xương khớp

Trẻ béo phì lúc nhỏ có nguy cơ viêm khớp sau này. Chỉ số BMI tăng ở trẻ làm tăng đáng kể tỷ lệ viêm khớp tự phát, viêm khớp gối hoặc hông lần lượt là 1,7%, 0,6% và 0,6% (trên mỗi đơn vị BMI tương ứng). Cân nặng quá chuẩn sẽ gây thêm áp lực lên khớp gối, dẫn đến viêm khớp cao ở tuổi trưởng thành.

Khánh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Gửi chàng trai 17 tuổi năm ấy: Chạm tay nhau một giây, có nhớ nhau cả đời