Bé gái 8 tuổi bị ngộ độc do ăn vải thiều, 3 điều cần ghi nhớ để giữ an toàn cho trẻ khi ăn vải

Khánh An 2022-06-26 09:30
- Vải là thứ quả ngon, bổ trong mùa hè. Nhưng ăn vải không đúng cách cũng là nguyên nhân gây hại cho trẻ.

Mới đây, một bệnh viện ở Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã tiếp nhận một bé gái 8 tuổi bị hạ đường huyết sau khi ăn vải. Cô bé được chẩn đoán là bị ngộ độc vải thiều cấp tính, thường được gọi là "bệnh vải thiều". Các bác sĩ cho biết, trường hợp nhẹ có thể xanh xao, mệt mỏi nhưng trường hợp nặng có thể bất tỉnh, thậm chí tử vong.

Không hiếm người nhập viện năm nào vì ăn vải thiều. Ăn quá nhiều vải thiều có thực sự nguy hiểm như vậy không?

Tại sao ăn vải lại gây ra "bệnh"?

Bản thân quả vải không gây hại cho cơ thể con người. Cái gọi là "bệnh vải thiều" dùng để chỉ các triệu chứng tương tự như hạ đường huyết sau khi ăn một lúc một lượng lớn quả vải tươi. Trong trường hợp nặng, có thể hôn mê, co giật, tụt huyết áp và nguy hiểm khác. Khi tình huống có thể xảy ra, sơ cứu không kịp thời cũng có thể dẫn đến tử vong.

Bé gái 8 tuổi bị ngô độc do ăn vải thiều, 3 điều cần ghi nhớ để giữ an toàn khi ăn vải

(Ảnh minh họa)

Các nghiên cứu gần đây cho rằng hai chất có trong vải thiều là hypoglycine A và methylenecyclopropylglycine có thể ức chế quá trình chuyển hóa chuyển hóa đường, dẫn đến ngộ độc vải thiều cấp tính. Hai chất này được tìm thấy ở những quả vải xanh.

Tại sao ăn vải lại dẫn tới hạ đường huyết?

Lý do đầu tiên:

Khi ăn vải, lượng đường fructose cao trực tiếp kích thích cơ thể bài tiết insulin, có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu.

Chắc hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên rằng ngoài đường fructose, trong vải thiều còn có rất nhiều đường glucose và đường sucrose.

Bé gái 8 tuổi bị ngô độc do ăn vải thiều, 3 điều cần ghi nhớ để giữ an toàn khi ăn vải

Lý do thứ hai:

Lượng đường trong máu phản ứng với lượng đường cao từ vải. Sau khi ăn, thức ăn sẽ được phân hủy thành đường glucose vào máu, nồng độ đường trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng, nhưng cơ thể con người không thể chịu được lượng đường trong máu cao và sẽ sản xuất ra insulin để hạ đường huyết.

Sucrose và glucose làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh và chúng đều là những thực phẩm điển hình có chỉ số đường huyết (GI) cao. Việc kìm hãm năng lượng sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống quá thấp, cuối cùng gây ra các triệu chứng hạ đường huyết.

Bé gái 8 tuổi bị ngô độc do ăn vải thiều, 3 điều cần ghi nhớ để giữ an toàn khi ăn vải

 

Ăn vải thế nào là an toàn cho bé?

Các bậc cha mẹ cần chú ý đừng cho con ăn vải khi bụng đói. Người lớn chớ nên ăn 300 gram vải mỗi ngày, trẻ em thì không nên ăn nhiều hơn 5 quả vải mỗi ngày. Phụ nữ mang thai không nên ăn quá 10 quả/lần. Ngoài ra, bạn không nên ăn vải khi bụng đói. Tốt nhất, bạn nên ăn vải nửa giờ sau bữa ăn. Sau khi ăn vải, bạn có thể uống nước trà xanh. Bạn có thể ngâm vải trong nước muối nhạt khoảng 1 giờ trước khi ăn.

Khi ăn vải, bạn nên chọn quả tươi, ngon, lành lặn, tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu cuống. Bởi những chỗ dập, úng có thể là nơi phát sinh nấm, vi khuẩn có hại. Ăn nhiều vải thiều dễ gây ra hiện tượng nôn nao, "say vải". Nếu gặp trường gặp này chúng ta nên uống 1 cốc nước đường. Những người đang mắc các bệnh dễ nhiễm cảm hoặc đang mắc bệnh có đờm, thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… nên hạn chế việc ăn vải thiều. Bởi loại quả này dễ gây nóng trong.

Khánh An/Theo Sohu

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên