Bé gái 3 tuổi lỡ thò tay vào chảo rán 170 độ, bà nội nhanh trí cứu cháu trong với 1 bước

Anh Chi 2022-03-05 11:11
- Trẻ nhỏ hay tò mò, chưa có nhận thức đầy đủ về mọi vật xung quanh. Vì vậy, bé dễ nghịch dại hoặc gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Chúng ta đều biết rằng trẻ em thường rất hay tò mò. Khi nhìn thấy bất cứ thứ gì mới lạ, các bé thường mong muốn được chạm vào. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở trẻ.

Mới đây, một người bà ở Quảng Châu, Trung Quốc đã dẫn cháu trai 4 tuổi đi mua bánh rán trên phố. Bé trai rất muốn ăn bánh rán và tò mò về chiếc chảo rán nên đã thò tay vào chảo dầu sôi 170 độ. Lúc đó, mọi người đều hoảng sợ không biết phải làm sao. Bà nội đã bế cháu bé ra ngoài, hô hoán mọi người đến cứu và dùng nước lạnh để rửa phần tay bị bỏng của cháu bé trong 20 phút.  

Bé gái 3 tuổi lỡ thò tay vào chảo rán 170 độ, bà nội nhanh trí cứu cháu trong 3 bước

Sau khi xe cấp cứu đến nơi, bà nội đã kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. Các bác sỹ trong bệnh viện đã khen thao tác sơ cứu của người bà nội này. Hầu hết trẻ em thường tò mò, ham chơi và thường gây ra những tai nạn tương tự trong cuộc sống. Khi trẻ bị bỏng, cách đúng đắn nhất là rửa vết bỏng của trẻ dưới vòi nước trong vòng 20-30 phút trước khi đưa bé đi cấp cứu.

Dưới đây là một số lỗi sai khi sơ cứu trẻ bị bỏng, phụ huynh cần chú ý:

1. Sau khi trẻ bị bỏng, thoa kem đánh răng trực tiếp lên vùng bị bỏng

Không biết phương pháp này ra đời từ đâu nhưng có nhiều phụ huynh cho rằng kem đánh răng có thể chữa bỏng. Nhưng thực tế, đây là phương pháp sai, mặc dù kem đánh răng có thể làm mát vùng da bị bỏng nhưng bên trong vết bỏng bị tổn thương. Bôi kem đánh răng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết bỏng trở nên trầm trọng hơn.

2. Làm vỡ các vết phồng rộp

Thông thường, sau vài ngày, vết bỏng của trẻ sẽ nổi mụn nước, trông giống như mụn mủ. Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc làm vỡ các vết phồng rộp sẽ giúp vết thương mau lành. nhưng thực chất thì làm vỡ mụn nước khi bỏng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn.

Bé gái 3 tuổi lỡ thò tay vào chảo rán 170 độ, bà nội nhanh trí cứu cháu trong 3 bước

3. Bôi thuốc mỡ sau khi trẻ bị bỏng

Nhiều bậc cha mẹ vì thiếu hiểu biết về kiến ​​thức sơ cấp cứu nên sau khi con mình bị thương đã sử dụng sai phương pháp. Ví dụ, hầu hết các bậc phụ huynh bôi thuốc mỡ vào vùng da khi con bị bỏng. Trên thực tế, những loại thuốc mỡ này không thể bôi được nếu không có sự hướng dẫn và tư vấn chuyên môn của bác sĩ. Ngoài ra, các thành phần kim loại trong thuốc mỡ có thể gây ngộ độc thủy ngân cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ chớ nên bôi thuốc mỡ vào vết bỏng sau khi trẻ bị bỏng.

Anh Chi/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

40 chuyện lạ 'không thể tin nổi' nhưng vẫn phải tin vì chúng là sự thật