Bé ăn bánh mì có tốt không? Khi nào bắt đầu và cần chú ý gì?

Thiên Khuê 2024-03-01 10:17
- Bé ăn bánh mì khi nào thì tốt nhất? Emdep sẽ bật mí giúp mẹ biết cách giới thiệu bánh mì cho bé ăn dặm an toàn nhé.

Trẻ sơ sinh ăn bánh mì có an toàn không?

Khi bắt đầu chế độ ăn dặm cho trẻ, các bậc phụ huynh thường lo lắng trong việc lựa chọn thực phẩm làm sao để bé phát triển tốt và an toàn cho sức khỏe. Bánh mì là thức ăn giàu carbohydrate, chất xơ và vi chất dinh dưỡng. Vậy trẻ sơ sinh ăn bánh mì được không?

Bé ăn bánh mì là hoàn toàn có thể được. Chuyên gia khuyến cáo bạn nên giới thiệu bánh mì nguyên cám cho trẻ nhỏ. Thực phẩm này cung cấp carbohydrate, protein, sắt, kẽm, thiamin, chất xơ cho trẻ…

Bé ăn bánh mì có tốt không? Khi nào bắt đầu và cần chú ý gì?

Mặc dù tương đối an toàn nhưng bạn cần quan sát xem em bé của mình có nhạy cảm hay dị ứng với lúa mì hay không. Nếu bé có biểu hiện dị ứng với bánh mì thì cũng nên tránh các loại thực phẩm từ lúa mì như mì ống, bánh quy…

Khi nào có thể giới thiệu bánh mì cho bé?

Thông thường, bạn có thể cho trẻ ăn bánh mì khi đạt từ 6 tháng tuổi. Lý tưởng nhất là chọn loại bánh mì tươi chế biến từ lúa mì nguyên chất. Mẹ nên nướng nhẹ bánh mì rồi cắt miếng nhỏ tùy theo độ tuổi và khả năng nhai nuốt của bé.

Bạn có thể tham khảo lượng ngũ cốc (trong đó có bánh mì và những thực phẩm khác như hạt, bánh quy, mì…) trung bình cần thiết để cho bé ăn hằng ngày như sau:

- Trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi: Tiêu thụ từ 28 - 56g mỗi ngày

- Trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi: Tiêu thụ khoảng 56 - 113g mỗi ngày

Bánh mì nguyên cám tốt hơn bánh mì tinh chế vì nó giảm bớt các chất phụ gia và cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho trẻ. Tiêu thụ một lượng bánh mì vừa phải có thể giúp bé bổ sung năng lượng, chất xơ, vitamin và một số khoáng chất cần thiết để phát triển.

Bé ăn bánh mì có tốt không? Khi nào bắt đầu và cần chú ý gì?

Những nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn bánh mì

Trên thị trường có nhiều loại bánh mì khác nhau, ví dụ bánh mì trắng, bánh mì mềm, bánh ngô, bánh mì nguyên hạt… Mẹ nên chọn loại bánh mì nguyên cám hoặc sản phẩm không có chất phụ gia, chất bảo quản khi thực hiện cho bé ăn bánh mì.

Bánh mì nguyên cám làm từ 100% hạt lúa mì khác với loại chứa hạt vỏ cứng (quả hạch). Vì vậy, mẹ cần thận trọng trong quá trình lựa chọn bánh mì cho bé. Nếu không chắc chắn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giới thiệu tốt hơn.

Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ bánh mì và quan sát xem trẻ có biểu hiện dị ứng hay không. Triệu chứng bất thường như nổi mề đay, thở khò khè, đau bụng, nôn, tiêu chảy… thì nên đưa trẻ gặp bác sĩ để xử lý.

Nướng nhẹ bánh mì và cắt miếng nhỏ sao cho trẻ không bị nghẹn khi ăn. Ban đầu bé có thể không thích món ăn này nhưng đừng vội, hãy đợi vài ngày rồi giới thiệu lại. Mẹ có thể kết hợp với rau xanh, trái cây để kích thích bé ăn ngon hơn.

Trẻ biết đi vững vàng hoặc lớn hơn, bạn có thể thử nhiều loại bánh mì khác nhưng với số lượng vừa phải, không vội vàng ép bé phải ăn nhiều. Bánh mì trắng có thể khiến bé tiêu thụ nhiều tinh bột nên cần chú ý.

Bé ăn bánh mì có tốt không? Khi nào bắt đầu và cần chú ý gì?

Lúa mì dễ gây dị ứng với trẻ sơ sinh nên tốt nhất bạn khoan hãy giới thiệu bánh mì cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng có thể khiến em bé gặp vấn đề về sức khỏe khi ăn thức ăn đặc quá sớm.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có thêm thông tin trước khi muốn cho bé ăn bánh mì, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cần thiết cho trẻ.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 xu hướng trang điểm mùa thu hot nhất năm nay