Vụ học sinh gãy xương đùi: Phiếu khảo sát sai sự thật, ai phải chịu trách nhiệm?

2017-02-20 08:31
- “Đọc mẫu phiếu khảo sát đối có thể thấy rằng nội dung trong phiếu phù hợp với nhiều ý kiến khi cho rằng phiếu khảo sát này có nội dung che đậy sự thật về việc bé Trần Chí Kiên bị tai nạn trong trường”, luật sư Giang Hồng Thanh cho hay.

Cho đến thời điểm này, thông tin về 100% phiếu khảo sát giáo viên và học sinh trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) cho thấy ngày cháu Kiên xảy ra tai nạn không có ô tô nào đi vào trường học đã dần bị chính giáo viên trường này phản đối.     

   Vết thương của cháu Trần Chí Kiên (ảnh: gia đình cung cấp)     

Chính cô Trần Thị Thu Nhung – giáo viên chủ nhiệm lớp cháu Trần Chí Kiên lại cho biết, khi phát mẫu phiếu khảo sát, Ban giám hiệu lại nói với giáo viên và học sinh nhà trường là mẫu phiếu khảo sát này nhằm mục đích khảo sát về thực trạng an toàn, an ninh trong trường học để phục vụ công tác thanh tra theo yêu cầu của phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy.  

Điều này cho thấy sự gian dối của Ban giám hiệu trường tiểu học Nam Trung Yên với mục đích che đậy sự thật. Những hành động này của ban giám hiệu sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào trước pháp luật?  

Liên quan đến vấn đề trên, PV báo Infonet đã có cuộc trao đổi cùng luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh.  

Luật sư Giang Hồng Thanh cho hay: “Đọc mẫu phiếu khảo sát đối với học sinh trường tiểu học Nam Trung Yên, có thể thấy rằng nội dung trong phiếu nhằm một mục đích cụ thể chứ không phải khảo sát về thực trạng an toàn, an ninh trong trường học để phục vụ công tác thanh tra như thông tin Ban giám hiệu cung cấp với học sinh.  

Điều này phù hợp với nhiều ý kiến khi cho rằng phiếu khảo sát này có nội dung che đậy sự thật về việc bé Trần Chí Kiên bị tai nạn trong trường.    

Sự việc đến nay đã khá rõ ràng. Cháu Kiên bị chiếc xe taxi chở cô giáo hiệu trưởng vô tình va phải khiến cháu bị gãy xương. Tuy nhiên thay vì tập trung chạy chữa cho cháu thì Ban giám hiệu của trường lại tìm nhiều cách để phủ nhận trách nhiệm, chối bỏ sự liên quan của mình và thậm chí là đổ lỗi cho cháu. Đây là việc làm thiếu đạo đức trong môi trường giáo dục”.     

   Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh.     

Luật sư Giang Hồng Thanh cho hay: “Nếu khẳng định rằng phiếu khảo sát được cô hiệu trưởng chủ trì thực hiện và gây áp lực để giáo viên, học sinh trong trường đánh giá theo ý mình là chưa có cơ sở.  

Kết luận cuối cùng phải căn cứ vào quá trình điều tra, xác minh của cơ quan chức năng".  

Ngoài ra, theo quan điểm của luật sư, việc khảo sát này thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn là phạm trù pháp lý, không thể xử lý cô bằng chế tài hình sự.  

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, danh dự, uy tín của giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên nói riêng và của nhà giáo nói chung cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự việc này.  

"Trong khi đó theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 09 năm 2010 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo là một trong những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Vậy một nhà giáo thiếu tiêu chuẩn này có nên tiếp tục tham gia công tác giảng dạy hoặc quản lý nghề giáo dục nữa hay không? Câu trả lời xin dành cho những người trong cuộc” - Luật sư Giang Hồng Thanh chia sẻ.  

Theo Hoàng Thanh/Infonet

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Buổi sáng cứ ăn những món ăn này đường ruột ngày càng khỏe mạnh