Sáng 23 tháng Chạp: Người dân Hà Nội tấp nập đi thả cá chép tiễn ông Công ông Táo

Trang Lê 2017-01-20 10:59
- Sau lễ cúng ông Công ông Táo tại nhà, người Hà Nội bắt đầu ra các sông hồ lớn gần nhà để thả cá chép tiễn các Táo về trời.

Theo ghi nhận của PV Emdep.vn, ngày 23 tháng Chạp âm lịch, khắp phố phường, sông hồ tại Hà Nội, người Hà Nội nhộn nhịp đốt vàng, thả cá tiễn ông Công Táo về trời.

Trời Hà Nội sáng hôm nay rét hơn mọi ngày nhưng tại hồ Thủ Lệ, sau lễ cúng ông Công ông Táo ở nhà, từ 10h sáng trở đi đã có rất nhiều người dân mang cá ra thả phóng sinh tại đây.

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Từ khoảng 9h sáng ngày 20/1, nhiều người dân lần lượt ra thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Hầu hết ai cũng cầu mong cho một năm mới nhiều may mắn.

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Có những người vừa thả cá vừa đọc văn khấn.

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân đi thả cá tại công viên Cầu Giấy.

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Nâng niu từng con cá để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông công ông Táo

Người dân đi thả cá ở hồ Văn Quán.

ông công ông táo

 Ý nghĩa tục lệ thả cả chép ngày ông Công ông Táo:

Cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ tiễn cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Ngoài ra, tục thả cá chép trong ngày trong ngày ông Công ông Táo còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên thiên đình. Do vậy, ngay từ tối 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

Trang Lê

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chốt thời gian nghỉ Tết của học sinh Hà Nội