Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

2019-09-17 11:30
- Người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân; và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông …

Sáng 16/9, theo các thống kê từ 11 trạm quan trắc đặt quanh Hà Nội được tổng hợp trực tiếp bởi Sở Tài nguyên Môi trường thành phố, chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức kém.

Theo bảng quy đổi của Sở TNMT Hà Nội, đây là mức không lành mạnh cho sức khỏe nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em, người có bệnh về hô hấp).

Theo các bác sĩ,  thứ nhất nên lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, càng nhiều cây xanh càng tốt. Nếu vì điều kiện chưa đủ, phải sống sâu trong ngõ ngách thành phố thì nên đầu tư hệ thống các loại máy lọc không khí.

Ngoài ra, cuối tuần nên tạo thói quen cho cả nhà ra ngoại ô, vùng biển hoặc lên núi đồi, nơi nhiều cây xanh để “thanh lọc” hệ hô hấp.

Ngoài đeo khẩu trang bảo vệ đường hô hấp, tránh khói, bui, cần đeo kính bảo vệ mắt.

Nếu bất đắc dĩ, sống gần các khu công nghiệp, các nhà máy hoặc làm việc trong những môi trường nguy cơ cao như hầm mỏ, đan dệt, xi măng cán thép, các cửa hàng xăng dầu thì luôn cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn và tích cực kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

Người dân cần hạn chế đốt rác, rơm rạ, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân; và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông … Ngoài ra, để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí tại các trang công bố chất lượng không khí của cơ quan nhà nước, để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Để biết nơi bạn đang sống ô nhiễm không khí đến mức độ ra sao? Bạn có thể theo dõi chất lượng không khí qua các trạm đo trên cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội hoặc mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường. Bản đồ sẽ cho chúng ta biết chỉ số AQI của từng khu vực cụ thể cùng thông tin chi tiết.

Hoặc cài một trong các ứng dụng dưới đây: Air Quality | AirVisual, Air Matters, Air Quality Index BreezoMeter, Air Quality: Real time AQI, Air Quality Index Near Me, AirNow...

Theo đó, giá trị AQI từ 0-50 là Tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe; từ 51-100 là Trung bình, nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở ngoài; từ 101-200 là Kém, nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài; 201-300 là Xấu, nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài; từ 301: Nguy hại, mọi người nên ở trong nhà.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách tắt nhạc nền trên ảnh bìa Zalo, Iphone, iOs