Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Thu Hà 2017-10-10 09:36
- Các bào thai bị nạo hút sẽ được tập kết về tủ bảo quản đông lạnh tại nhà của một tình nguyện viên. Phân loại, tắm rửa cho bào thai là công đoạn cần phải thực hiện trước khi chôn cất các bé.

Nỗi đau khi cầm trên tay hình hài nhỏ xíu

Minh Trí, một bạn trẻ trong nhóm đi thu gom bào thai tại Bắc Ninh cho biết một trong những công đoạn lấy đi nhiều nước mắt của anh là lúc phân loại, tắm rửa cho bào thai.

Bé nào đã lớn, còn nguyên vẹn hình hài thì được phòng khám cho nằm riêng trong một túi. Thương tâm nhất là những bé đã bị cắt nát, không còn nguyên vẹn.

"Con nằm lẫn trong đống rác rưởi, bông gạc. Chính vì thế, cả nhóm phải phân loại các bào thai và sắp xếp lại. Cho dù chỉ là một cục máu, chúng tôi vẫn cho con riêng vào một túi nhỏ. Dù lớn hay nhỏ thì các con cũng là một kiếp người cần được yên nghỉ”, Minh Trí cho hay.

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Quần áo sơ sinh cho một bào thai mới được 3 tháng tuổi. 

Làm công việc này, Minh Trí và các bạn đã cùng nhau trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau. Bàng hoàng, đau đớn khi nhìn thấy những em bé trắng bệch nằm trong túi ni lông đen ngòm. Phẫn nộ, uất hận, bất lực mỗi khi nhìn những cánh tay, cẳng chân, thân mình nhỏ xíu nằm rời rạc trong đống nhầy nhụa.

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Tắm nước gừng cho từng thai nhi. 

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Những em bé đã lớn, gần ngày chào đời nhưng vẫn không được đấng sinh thành đón nhận. 

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Tất cả đều được bảo quản lạnh. 

Tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh, nỗi ám ảnh không phải ai cũng dũng cảm vượt qua (Phần 2)

Tủ đông lạnh bảo quản thai nhi sau khi mang từ phòng khám về. 

“Nâng trên tay hình hài nhỏ xíu như cái nắm cơm, chúng em thấy hận. Nếu cha mẹ không bỏ con, thì giờ này con đang ở một thế giới ấm áp chứ không phải chết thương tâm như vậy”, Minh Trí bày tỏ.

Mỗi tháng chôn cất hàng nghìn thai nhi

Sau khi phân loại xong, các bào thai sẽ được bảo quản trong tủ đông lạnh đặt tại nhà Minh Trí. Cứ nửa tháng, tủ đầy lên, cả nhóm lại tự tay mang các bé ra giã đông, tắm nước gừng, mặc quần áo mới rồi đem lên nghĩa trang hài nhi Đồi Cốc, Sóc Sơn chôn cất. Cả nhóm làm điều này với ước nguyện các con sẽ được tươm tất, sạch sẽ khi sang thế giới bên kia.

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Chị T. Nhàn, một tình nguyện viên làm công việc tắm cho bào thai tâm sự: “Thương lắm! Ban đầu ai cũng ám ảnh, về không ăn không ngủ được vì thương các con. Làm nhiều thành quen, bắt buộc phải quen, thậm chí trơ trước những hình ảnh thương tâm như thế”.

Tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh, nỗi ám ảnh không phải ai cũng dũng cảm vượt qua (Phần 2)

Bé nào lớn sẽ được nằm riêng một chiếc tiểu. Bé nào nhỏ, hoặc không còn nguyên, hoặc chỉ là một cục máu sẽ được nằm chung tiểu. Mỗi tiểu có khoảng 10 bé như thế.

Gần 5 năm qua, có không ít bà mẹ đã xin đến nhà Minh và nghĩa trang Đồi Cốc thắp nén hương cho đứa con vô tội.

“Nhiều người thắp hương xong ngồi sụp xuống, ôm mặt òa khóc nức nở. Có người đến ủng hộ tiểu, sành, quần áo, hương hoa và tiền. Số tiền đó chúng em lập thành một quỹ để hương hoa, mua đồ chôn cất cho các con”, Minh Trí nói. 

Tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh, nỗi ám ảnh không phải ai cũng dũng cảm vượt qua (Phần 2)

Điều anh Minh Trí buồn nhất khi làm công việc này là bị người ngoài dị nghị. Người ngoài thường cho rằng họ “dở”, “điên” mới đem điều xúi quẩy về nhà. Tuy nhiên, những người trẻ này sợ nhất không phải là những vất vả, gian nan đi trong đêm tối hay việc phải đối diện với những nỗi đau khi tắm trẻ.

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Minh Trí bộc bạch: “Chúng tôi chỉ sợ nhất các phòng khám không cho đến lấy thai nhi nữa. Khi đó, các bé sẽ bị vứt ở bãi rác hoặc tống xuống cái cống nào đó. Nếu chẳng may chúng tôi không tới kịp, các con sẽ bị xe rác hốt đi, hoặc nằm mãi dưới cái cống tối tăm, đen ngòm và không ai biết đến…

Tôi chỉ mong được phá sản công việc này, nhưng rồi lại tiếp tục khi cuộc đời còn quá nhiều thai bị bỏ đi.  Mỗi tháng có tới hàng nghìn thai nhi được đem chôn cất tại nghĩa trang này. Chúng tôi đón nhận các thai nhi như những đứa con về với lòng đất mẹ, cầu nguyện cho các em đi về cõi trời bình yên". 

Nỗi ám ảnh kinh hoàng của tình nguyện viên mỗi khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai đông lạnh (P.2)

Nhóm bạn trẻ mong mỏi những hình ảnh này khiến bố mẹ phải giật mình nhìn lại quyết định của mình.

Vượt qua tất cả nỗi vất vả, gian nan, nhóm bạn trẻ chỉ ao ước những hình ảnh đau thương này sẽ khiến các ông bố, bà mẹ phải giật mình. Bởi sau quyết định tàn nhẫn của bố mẹ, sinh linh bé bỏng sẽ phải chết một cách thương tâm trước khi cất tiếng khóc chào đời.

Mùa này, trời đổ mưa nắng thất thường, những chàng trai, cô gái trẻ luôn thấy hồi hộp mỗi khi có bà bầu lấm lét đi vào phòng khám rồi úp mặt, ngậm ngùi ra đi trong tiếng nấc nghẹn. 

Trong số gần 50.000 thai nhi bị bỏ rơi mà nhóm Minh Trí thu gom, chỉ có một bé trai còn sống sót. Minh Trí đã nhận bé trai đó làm con. Trái ngọt từ công việc này rất hiếm, nhưng đó là động lực để họ có thêm niềm tin đi tiếp. Mời độc giả Emdep.vn đón đọc kỳ tiếp theo.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mỹ nhân Việt phản pháo trước nghi vấn trùng tu nhan sắc: Người thưởng hẳn 10 tỉ cho ai có bằng chứng!