Nguy cơ phát bệnh sau 3-5 năm khi ăn rau trồng trên nước sông Nhuệ ô nhiễm

2016-12-20 13:51
- Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khi ăn rau trên nước sông Nhuệ ô nhiễm, những chất độc hại ở rau tích lũy dần trong cơ thể, sau 3 đến 5 năm người dân sẽ phát bệnh.

Suốt mấy năm qua, người dân khu đô thị Dương Nội “bơi” trong nguồn ô nhiễm nồng nặc khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Điều đáng sợ hơn là khi người dân nơi đây vẫn hàng ngày bất chấp sự ô nhiễm của nguồn nước ven sông Nhuệ để hàng ngày trồng và tưới cho các loại rau nhằm mang tới các chợ bán và ăn hàng ngày.

Ăn rau sạch trồng trên đất ô nhiễm, nguy cơ mắc ung thư do nhiễm độc tích lũy

Không thiếu những luống rau được tắm từ nước của dòng sông "chết" bao lâu nay.

Nhiều người dân nơi đây cho biết, đây là vựa rau cung cấp cho hầu hết dân cư tại khu vực Hà Đông. Điều đó cho thấy người dân đang vô cùng mạo hiểm với bản thân khi bất chấp mọi sự ô nhiễm vẫn "tuồn" ra các chợ những loại rau “bẩn”. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính họ cộng đồng mà bản thân người trồng và tiêu thụ rau bẩn này có thể chưa lường trước được tác hại của chúng.

PV Emdep.vn đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Trao đổi về vấn đề ăn rau bẩn tại nguồn nước bị ô nhiễm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói: “Nguồn nước sông Nhuệ là nguồn nước bị ô nhiễm nặng suốt mấy năm qua. Nhưng người dân cố tình lấy nước sông này tưới rau thì không thể chấp nhận được sự liều lĩnh của họ. Họ làm kinh tế một cách bất chấp quá. Họ còn ăn rau đó hàng ngày thì chứng tỏ bản thân họ cũng không coi mạng sống của mình ra gì nữa”.

Ăn rau sạch trồng trên đất ô nhiễm, nguy cơ mắc ung thư do nhiễm độc tích lũy

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: Internet

Theo PGS Thịnh thì đối với rau xanh, nước là nguồn cung cấp vô cùng quan trọng. Nghĩa địa tồn tại bao năm bên cạnh những luống rau xanh mướt không có gì khó hiểu. Nhưng nghĩa địa này cũng có thể đã ảnh hưởng lớn đến chất phân giải có trong rau.

Ông Thịnh phân tích, về cơ bản, cơ thể người đã mất phân giải ra chất hữu cơ. Rau trồng ở đó hút những chất này làm nguồn sống. Điều này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nhưng điều đáng ngại hơn là: "Điều lo lắng hơn chính là nguồn bệnh của những người đã khuất. Những bệnh này chúng tiềm ẩn nhiểu loại bệnh có nguy cơ cao đe dọa sức khỏe con người. Khi người ta tiêu thụ rau đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao”, ông Thịnh nhận định.

Ăn rau sạch trồng trên đất ô nhiễm, nguy cơ mắc ung thư do nhiễm độc tích lũy

Những con sông "chết" vẫn tạo ra vựa rau tươi tốt hơn.

Ông Thịnh nói tiếp, khi trồng rau phải tránh xa nguồn nước ô nhiễm. Trong chăn nuôi, người dân phải vệ sinh chuồng trại, phải tránh xa bãi tha ma, bãi thải, dòng sông ô nhiễm…

Vị chuyên gia này còn tiết lộ, dòng sông Nhuệ đang ô nhiễm gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe của người dân. Đây là dòng sông ô nhiễm đa dạng, chất hữu cơ, hóa chất từ các nhà máy dệt, các xưởng nhuộm và khu công nghiệp chứa nhiều nguyên tố độc hại không phân giải được.

Ăn rau sạch trồng trên đất ô nhiễm, nguy cơ mắc ung thư do nhiễm độc tích lũy

Vựa rau trở nên tươi tốt bên nghĩa địa nhưng mấy ai hiểu được những mầm bệnh độc đang được nuôi dưỡng trong cây rau màu mỡ này.

Ông Thịnh lý giải cụ thể: "Khi xưởng nhuộm xả thải thì tất cả những chất thải của nhà máy nhuộm này nếu người dân dung nạp chất thải đó thì họ có nguy cơ mắc ung thư rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn ô nhiễm này còn thải ra những chất vô cơ như nguồn kim loại nặng: thủy ngân, chì… Những chất đó tưới lên cây khiến cây bị ô nhiễm lâu dài”.

Có hai cách thường mắc phải ô nhiễm, một là nhiễm độc cấp tính, hai là nhiễm độc trường diễn. Nhiễm độc cấp tính ít khi xảy ra, còn nhiễm độc trường diễn thì cơ thể người sẽ phát bệnh ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác sau 3 đến 5 năm dung nạp những độc tố chứa trong rau.

Rau bẩn

Không khó để tìm ra vựa rau "bẩn" trồng ngay trên vùng đất ô nhiễm nặng nề này.

Theo đó, trong nguồn ô nhiễm sông Nhuệ như hiện nay, loại rau chứa nguồn bệnh nhất đó là rau muống trên sông. Khi nước sông ô nhiễm, rau muống hút trực tiếp nguồn rác thải độc này. Ngoài ra, khi người dân cắt bán rau chắc chắn còn nhúng thêm rau một lần nữa bằng nước này để giữ rau tươi. Các ống rau vừa cắt lại thêm một lần nữa tắm trực tiếp vào qua các vết cắt mới. Đây chính là cách để tăng thêm độ “bẩn” của rau mà không mấy ai chú ý đến.

Chính vì vậy, khi chế biến, người dân chú ý rửa rau qua 4,5 lần nước sạch để phần nào giảm bớt những độc tố trong rau, dù việc giảm bớt này không đáng kể, PGS. Thịnh đưa lời khuyên.

Cù Hiền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 10 kiểu tóc hợp với mặt dài hot trend 2022