Kinh nghiệm mở cửa hàng giày công sở chỉ với số vốn 50 triệu, cho thu nhập 15 triệu/tháng
Tin liên quan
Là nhân viên lễ tân của một công ty truyền thông, nhưng khác với vẻ ngoài đáng yêu cùng cuộc sống nhàn hạ của Phương Anh là mức lương tháng hạn hẹp chỉ 7 triệu đồng. Vì là người ở Nam Định lên Hà Nội lập nghiệp, nên với số tiền lương trên, Phương Anh tằn tiện chi tiêu lắm mới đủ chi trả tiền thuê nhà và sinh hoạt hàng tháng. Hầu như rất ít tháng cô để dư ra được tiền.
Do đó, để chi tiêu thoải mái hơn và để ra được 1 khoản phòng khi ốm đau, có việc, Phương Anh nhận đi chạy bàn buổi tối ở các nhà hàng. Tiền kiếm thêm cũng chỉ được khoảng 3 triệu đồng/tháng dù công việc chạy bàn khá vất vả.
Nhiều lần, Phương Anh đã nghĩ đến việc kinh doanh thêm bên ngoài để kiếm thêm nhưng cô không dám từ bỏ công việc hiện tại. Với lại, bản thân cô gái này khi ấy cũng chưa biết nên kinh doanh gì khi số vốn cô chẳng có bao nhiêu.
“Suốt thời gian đi làm thêm, mình có tích cóp được 50 triệu đồng trong tài khoản. Vì thế mình nghĩ cần tìm một công việc kinh doanh thêm để tiền đẻ ra tiền. Nhưng ban đầu mình cũng không biết nên kinh doanh gì khi cái gì cũng đã có người làm. Quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện đều có nhan nhản shop online. Mình thực sự đau đầu và rối bời”, Phương Anh trải lòng.
Cho tới một buổi trưa, vì đôi giày công sở để ngoài cửa phòng trọ của Phương Anh tự nhiên biến mất nên cô buộc phải đi mua giày mới. Đến cửa hàng giày việt nam xuất khẩu ở một khu phố chuyên bán đồ công sở tại Hà Nội, bỗng nhiên ý tưởng mở shop giày việt nam xuất khẩu trong cô lóe lên.
“Sau hôm đi mua giày đó về, mình cứ thôi thúc ý định mở một shop giày việt nam xuất khẩu. Vì thế, mỗi ngày khi có thời gian rảnh là mình tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh này. Mình tìm kiếm vị trí, nguồn hàng chất lượng mà giá rẻ và phương pháp quản lý cửa hàng…”, Phương Anh kể lại những ngày đầu chật vật.
Sau 3 tháng mày mò và học hỏi về kinh doanh giày công sở, Phương Anh đã ra quyết định táo bạo: mở shop giày công sở ngay gần nơi cô trọ với số vốn ban đầu 50 triệu đồng được cô đầu tư vào các khoản sau:
- Tiền thuê cửa hàng nhỏ 20 m2/3 tháng: 10 triệu đồng
Thực tế, vì có ít vốn nên Phương Anh thuê cửa hàng trong ngõ diện tích nhỏ. Và tiền thuê cửa hàng cô cũng được chủ nhà ưu ái đóng 3-4 tháng/1 lần.
- Tiền mua giày về bán: 30 triệu đồng
Vì ít tiền nên Phương Anh ban đầu chấp nhận lấy số lượng giày vài chục đôi về cửa hàng bán. Tuy nhiên, cô lấy những mẫu giày đơn giản, phổ biến để có thể "hợp mắt" nhiều khách hàng
- Tiền trang trí nội thất cho cửa hàng: 10 triệu đồng
Gian hàng bán giày của Phương Anh tuy nhỏ nhưng cô cũng bỏ ra 10 triệu đồng để làm nội thất cũng như trang trí cửa hàng. Việc trang trí này giúp khách hàng đến shop giày của cô thấy ưng ý hơn và tiện cho việc khách hàng check in sản phẩm trước khi cân nhắc mua.
Cô nàng cũng cho biết, nếu như có số vốn nhiều hơn thì Phương Anh còn thích trang trí đẹp hơn và đóng nội thất gỗ tốt. Tuy nhiên, ngân sách có hạn nên cô chỉ đầu tư được như vậy.
“Nơi mình trọ tuy là con ngõ nhỏ nhưng được cái có rất nhiều tòa nhà văn phòng. Vì thế mình bán giày công sở online nhưng vẫn thuê 1 cửa hàng trong ngõ nhỏ để khách có thể đến xem trực tiếp nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, thời gian đầu, mình chủ yếu bán hàng online”, Phương Anh nhận định.
Thời kỳ đầu bán hàng giày online, khách của Phương Anh chủ yếu là khách quen trong gia đình, công ty, bạn bè. Nhưng vì bán hàng lấy chất lượng và giá cả lên đầu nên ai cũng rất tin tưởng và hài lòng với hàng đã order. Cứ thế, người nọ giới thiệu cho người kia, khách đến mua giày của cô ngày một đều hơn.
“Để tạo sự tin tưởng cho khách hàng cũ và mới, mình luôn cố gắng lấy nguồn hàng chất lượng và đảm bảo nhất. Mình cũng tư vấn cho khách nhiệt tình và thật tâm nhất. Vì thế, hầu như khách hàng nào cũng hài lòng nếu đã một lần mua giày ở chỗ mình. Họ cứ giới thiệu thêm bạn bè, người thân của họ đến mua”, Phương Anh hào hứng kể lại.
Theo cô gái trẻ này, để kinh doanh giày công sở thành công không cần phải quá chú ý đến địa điểm. Chỉ cần chú ý đến giá cả, chất lượng của giày là điều quan trọng nhất. Ngoài ra, chú ý đến mẫu mã giày đa dạng để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
“Khi đi lấy giày công sở về bán, ngoài chọn giày của nhà cung cấp uy tín, các chủ shop nên lấy nhiều mẫu mã với nhiều mức giá khác nhau. Đặc biệt áp dụng các chính sách khuyến mãi hấp dẫn khi bán hàng hoặc sau bán hàng cũng giúp thu hút khách hàng”, cô nàng này bật mí.
Cho tới thời điểm này, sau gần 1 năm mở shop bán giày công sở, thu nhập của Phương Anh tuy còn khá dè dặt nhưng đã là một con số mà trước đó cô từng mơ ước: “Sau 1 năm bập bẹ kinh doanh giày công sở, đến nay mình có thu nhập thêm từ việc bán giày khoảng 10-15 triệu đồng/tháng. Ban ngày mình vẫn đi làm công sở và để cửa hàng cho em gái trông giúp. Cần giao hàng thì mình gọi shipper. Còn mình luôn online 24/24 để nhận các order và tư vấn cho khách cũng như quảng cáo trên các trang mạng. Đến tối mình trông cửa hàng".
Minh Hằng
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất