Kinh hãi 20 hộ dân sống gần bãi rác lớn nhất HN ngày ngày chịu trận hàng nghìn con ruồi đậu kín nhà

Lưu Ly 2017-07-20 09:15
- Ruồi kéo đàn bâu đen kín nhà, đeo khẩu trang khi ngủ, bệnh ung thư, u bướu tăng cao.. .là những vấn đề mà người dân quanh khu vực bãi rác Nam Sơn đang phải gánh chịu

Những ngày gần đây, nạn “giặc ruồi” thi nhau kéo đến bâu kín đen những gia đình sống gần bãi rác Nam Sơn đang là câu chuyện nóng của người dân nơi đây.

Tìm đến xã Hồng Kỳ, một trong ba xã (Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ - PV) của huyện Sóc Sơn đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bãi rác này, chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều những bức xúc, phản ánh của người dân nơi đây về vấn đề ô nhiễm môi trường. 

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

Ruồi bâu đen, kín các khu vực trong nhà dân

Cô Đặng Thị Lợi , làng Hòa Bình, Thôn Hồng Kỳ, Sóc Sơn, Hà Nội bức xúc kể rằng: “Tình trạng ruồi nhiều như thế này diễn ra khoảng 5 ngày nay rồi. Bên y tế họ có cho thuốc diệt nhưng không ăn thua. Khoảng  5- 6 giờ tối, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc không thể nào chịu nổi. Một ngày nhà tôi dùng không biết bao nhiêu vỉ bẫy ruồi, mỗi ngày dùng hết 100 nghìn cho việc bẫy ruồi thì người lao động chúng tôi lấy đâu ra.

Cháu gái tôi bị ốm sốt phát khóc luôn miệng kêu: bà ơi thối quá, bà ơi thối quá! Nhưng tôi lực bất tòng tâm.

Hôm qua đã có các cán bộ huyện, xã đã đến để xác minh sự việc, chúng tôi đã phản ánh rằng phải giải quyết cho chúng tôi càng nhanh càng tốt. Nếu như không thể giải quyết được vấn đề giải tỏa cho người dân thì cơ quan chức năng có thể cung cấp tiền để cho chúng tôi tự di chuyển đến nơi khác sinh sống. Hoặc nếu không thể giải quyết nổi, chúng tôi sẽ chặn không cho xe rác mang rác thải vào bãi nữa, trả lại môi trường cho chúng tôi như trước kia".

Cũng theo người phụ nữ này, khu vực trên trước đây hầu như không có người mắc ung thư. Nhưng từ khi bãi rác chuyển về đây, đã có rất nhiều trường hợp bị ung thư phổi, bướu: "Hầu như nhà nào cũng có người mắc bệnh. Người dân như chúng tôi biết kêu ai”.

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

Người dân phải chi rất nhiều tiền cho việc bẫy ruồi 

Cô Trịnh Thị Phương - Tổ trưởng tổ phụ nữ thôn 2, xã Hồng Kỳ cũng là một người dân sống trong khu vực này khẳng định, cuộc sống của người dân nơi đây có rất nhiều điều bất tiện và bị xáo trộn kể từ khi có nạn ruồi.

Tất cả người dân không dám nấu ăn vì quá nhiều ruồi. Nếu ăn thì phải mắc màn hoặc phải vừa ăn vừa đậy lồng bàn. Bát đĩa mỗi khi cần dùng đều phải rửa lại vì sợ ruồi đậu vào lây lan bệnh tật. Quần áo sau khi giặt xong ruồi cũng bâu kín, áo trắng ngả màu vì phân ruồi.

Ngày nào gia đình tôi cũng phải quét ra được một đống ruồi lớn. Số tiền đền bù 30 nghìn đồng/ khẩu không bõ bèn với chi phí chúng tôi bỏ ra để diệt ruồi. Mùi hôi thối từ bãi rác không thể thở nổi đến nỗi chúng tôi phải bịt khẩu trang khi đi ngủ".

Cô Phương cũng cho hay, một tiếng đồng hồ có thể thấy cả vài chục xe rác mang rác đến. Tính ra một ngày cũng phải tới 100-200 xe là chuyện bình thường. Từ khi xây dựng bãi rác ở nơi đây, giá đất cũng xuống thấp đến thảm hại, ảnh hưởng đến kinh tế của người dân. 

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

Cô Phương nói lên nỗi khổ của người dân trong vùng ô nhiễm

Tìm đến ông Nguyễn Thanh Kỳ - Bí thư thôn 2, xã Hồng Kỳ, Huyện Sóc Sơn, PV Emdep.vn được ông chia sẻ: “Hôm qua, đồng chí Mạnh, Phó Chủ tịch huyện Sóc Sơn cũng đã về để trao đổi với cán bộ địa phương và ghi nhận phản ánh của người dân. Hiện nay, người dân đang rất bức xúc vì việc này không phải là mới mà đã phản ánh mười mấy năm nay rồi.

Cán bộ cấp trên trước đó đã từng hứa, thứ nhất sẽ di rời nhân dân trong vùng 500m (kể từ bãi rác-pv), thứ hai cấp cho nhân dân chế độ ưu đã bảo hiểm cao nhất, cung cấp đủ nước sạch cho dân sử dụng trong sinh hoạt. Nhưng đến nay, đã một năm rồi những việc đó không được thực hiện. Trước nhân dân vùng ô nhiễm được hưởng thẻ bảo hiểm 100%, nhưng năm nay chỉ là 80%. Nước sạch đến nay mỗi khẩu chỉ được cung cấp 3 khối nước/ tháng, khi dùng sang khối thứ 4 trở đi, công ty nước sạch đã tính người dân theo mức giá thứ 2 chứ không phải thứ nhất.

Cấp huyện, thành phố đưa ra nhiều dự án để quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nhân dân vùng ô nhiễm nhưng thực chất chưa có một sự đầu tư nào như mương máng, ruộng đồng, đường dân sinh".

“Giặc ruồi” tấn công, người dân đòi tái định cư hoặc đóng cửa bãi rác Nam Sơn

Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Bí thư thôn 2, xã Hồng Kỳ, Huyện Sóc Sơn

Ông Kỳ cũng kể rằng, khi bãi rác mới (bãi rác thứ 2-pv) được xây dựng, nước rác chảy từ đầu thôn đến cuối thôn, chạy dọc theo con suối bao quanh thôn. Trong khi đó, người dân lại dùng chính nước đó để trồng trọt, chăn nuôi.

"Những điều này khiến cho người dân không khỏi bức xúc vì họ muốn bảo vệ cuộc sống của họ cũng như con em của họ bằng cách đưa ra các phương án: một là đưa họ ra khỏi vùng ô nhiễm, cách xa ít nhất 3km. Hai là sang năm là tròn 20 năm, hết thời hạn ký kết hợp đồng thì bãi rác buộc phải đóng cửa.

Những nguyện vọng này của người dân đã được lập thành báo cáo gửi lên cấp thành phố, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể”.

Khi được hỏi đứng trước nạn ruồi như thế này, cơ quan chức năng ở địa phương đã có biện pháp gì giúp dân khắc phục tình trạng này, ông Kỳ cho hay: “Đảng ủy, UBND Huyện kết hợp với Đảng ủy, UBND xã, cán bộ thôn đã yêu cầu công ty môi trường trước  mắt phải giải quyết dịch ruồi để tránh lây lan bệnh tật từ trong bãi rác ra khu dân cư”.

Bãi rác Nam Sơn

Người dân ngồi canh chừng không cho xe rác chở rác vào bãi

Ông Kỳ cũng xác nhận phản ánh của người dân về việc các ca ung thư, u bướu tăng cao từ khi bãi rác xây dựng ở đây là hoàn toàn chính xác: “Các căn bệnh này được ghi nhận từ cách đây khoảng 5 năm nay. Ở khu này có khoảng 20 hộ thì đã có 4-5 trường hợp tử vong vì ung thư. Còn u bướu thì hầu như nhà nào cũng có người mắc. Ngay như gia đình tôi, vợ tôi đã 4 lần và tôi đã 2 lần đi mổ u. Các bệnh về mắt và thần kinh là không hiếm.

Bãi rác càng lâu, nguồn bệnh càng phát triển, những người lớn tuổi rất lo ngại về cuộc sống của con em chúng tôi sau này”.

Hiện tại người dân trong khu vực ô nhiễm đang rất bức xúc, lo lắng cho sức khỏe và mong muốn được các cơ quan chức năng sớm giải quyết tình dứt điểm trạng trên.

 Lưu Ly

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Ngồi xem TV vẫn có thể giảm cân siêu tốc nhờ 5 bài tập cực dễ ai cũng tập được