Để được sếp khen biết tổ chức và làm việc hiệu quả, dân công sở nào cũng phải đọc bài này!
Tin liên quan
Dành một ít thời gian mỗi ngày để làm chuyện mình thích
Nghe tưởng chừng như bạn đang được khuyên nên hạn chế bớt thời gian làm việc chỉ để làm những chuyện không mấy đem lại lợi ích kinh tế. Nhưng cuộc sống không nên để toàn bộ công việc chiếm hết thời gian của bạn.
Làm nhiều không có nghĩa là làm có hiệu suất và hiệu quả cao, thậm chí có khi còn phản tác dụng. Cuồng việc có thể khiến bạn áp lực lớn và mất phương hướng xử lý vấn đề.
Lịch sinh hoạt khoa học là phải có một khoảng thời gian trong ngày để thư giãn bằng những việc mà bạn yêu thích. Đôi khi chỉ cần 5 phút nghe một bản nhạc nhẹ, xem album ảnh cưới của cô bạn thân vừa up trên mạng hay đơn giản hơn là nhắm mắt thả hồn thư giãn. Những chuyện nhỏ nhặt này không chiếm bao nhiêu thời gian làm việc của bạn mà còn có thể thay đổi tâm trạng tích cực hơn.
Khi làm việc đúng sở thích, áp lực được giải tỏa bớt, tinh thần thoải mái và vui tươi, sức lực được hồi phục đều giúp bạn làm việc hiệu quả cả về lượng và chất. Điều này tốt hơn là bạn vùi đầu vào mớ công việc hỗn độn trong tâm thái căng thẳng, càng làm càng mệt mà chưa hẳn đạt thành quả như mong đợi.
Xác định nhiệm vụ ưu tiên mỗi ngày
Để tập thói quen này, mỗi buổi tối bạn nên dành ra khoảng 5 phút để vạch ra những nhiệm vụ công việc ưu tiên hàng đầu cho ngày hôm sau. Nếu xác định luôn được nhiệm vụ của cả ngày hôm kia nữa thì càng tốt.
Khi có định hướng trước, bạn sẽ dễ dàng đánh giá vấn đề cần giải quyết, “tiên lượng” trước những tình huống hay khó khăn có thể xảy ra để ứng biến nhanh nhạy và khéo léo. Thói quen này giúp bạn tạo được khả năng linh hoạt và tiết kiệm được không ít thời gian.
Nếu bạn phát hiện mình chưa làm việc đúng như quy trình đã vạch trước và phần lớn thời gian không tập trung vào chuyện quan trọng, lúc nào cũng thiếu thời gian thì cần phải nhìn xem xét và điều chỉnh lại cách làm việc.
Ngừng ngay thói quen “dụng tâm” cho nhiều việc
Trên thực tế, trong một ngày nếu cứ thay đổi xoành xoạch từ 10 nhiệm vụ hay công việc trở lên chỉ khiến bạn đau đầu và lúng túng. Khi đầu óc thiếu tỉnh táo, chỉ số IQ của bạn có thể giảm xuống một nửa.
Ngoài ra, khi bạn tập trung cho nhiều việc cùng lúc thì chỉ số này giảm đi 10%, khiến cho hiệu suất làm việc kém vì bạn dễ phạm sai lầm hơn khi ôm đồm nhiều thứ.
Phân loại và tập hợp những công việc cùng tính chất
Trong quá trình thực hiện thói quen ở bí quyết 2, bạn nên kết hợp suy nghĩ những công việc có tính chất tương đồng hoặc có thể liên quan mật thiết và sắp xếp chúng cùng một nhóm.
Điều này giúp bạn đỡ mất thời gian di chuyển hoặc thao tác, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc tối ưu.
Đặt deadline cho mỗi việc
“Kỳ hạn cuối” là một thứ áp lực rất mạnh mẽ, bởi vì deadline có thể tăng nhanh tốc độ chấp hành và xử lý công việc. Đặc biệt đối với người có thói quen trì trệ, lúc nào cũng đợi “nước đến chân mới nhảy” thì việc đặt ra kỳ hạn cho mỗi nhiệm vụ là vô cùng cần thiết.
Thói quen này giúp bạn hạn chế tình trạng trễ nải công việc và xây dựng hình tượng tốt trong mắt lãnh đạo.
Nghỉ ngơi sau mỗi 60 - 90 phút làm việc
Hoạt động của não bộ tiêu hao nhiều năng lượng hơn cả những hoạt động thể chất. Vì vậy, cứ sau 60 - 90 phút làm việc, nguồn năng lượng bị mất đi là nhiều nhất, lúc này đòi hỏi bạn phải nghỉ ngơi.
Đơn giản như đứng dậy đi lại, ăn một ít đồ nhẹ, uống nước đều có thể “nạp điện” cho bạn làm việc hiệu quả hơn sau đó.
Tích tiểu thành đại
Đầu tiên, bạn nên định ra một mục tiêu lớn và hàng đầu cho mình, sau đó chia từng bước thực hiện ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ, quy định bản thân mỗi ngày phải có hành động cụ thể để tiến một bước đến gần mục tiêu đó, tích lũy thành quả từng ngày một.
Điều này giúp bạn tránh “lạc đường” và trì trệ trong quá trình thực hiện mục tiêu cuộc sống.
Thiện Duyên/Theo aboluowang secretchina
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất