Bí kíp công sở: Làm sao để không phải kìm nén cảm xúc thật nhưng vẫn có thể làm việc hiệu quả?

2021-04-29 08:00
- Ngày nay, chúng ta được nghe khá nhiều về sự an toàn tâm lý – được sinh ra khi con người cho phép cảm xúc của mình được diễn ra. Những nhà lãnh đạo ưu tú đều hiểu được điều này, họ mong muốn nhân viên của mình được thoải mái là chính mình trong nơi làm việc.

“Để cảm xúc nảy sinh tại nơi làm việc là thiếu chuyên nghiệp” là một trong những quan điểm sai lầm của nhiều người. Nhưng sự thật là con người không phải những cỗ máy tư duy một cách vô hồn, con người khác biệt và vượt trội bởi con người có cảm xúc.

Susan Davie, nhà tâm lý học tại trường Y Harvard nói rằng: “Cảm xúc là những vị sứ giả giúp chúng ta hiểu thêm nhiều điều về bản thân và dẫn dắt cho ta những hướng đi quan trọng trong đời”. Nhưng cảm xúc không chỉ có ích trong mối quan hệ của mỗi người đối với chính mình. Dù bạn đang ở cương vị một nhân viên văn phòng, một đồng nghiệp hay một nhà lãnh đạo, có thể hiểu và cảm nhận cảm xúc của những người xung quanh là điều vô cùng quý giá trong bất kỳ tổ chức nào.

Bí kíp công sở: Làm sao để không cần cố kìm nén cảm xúc thật nhưng vẫn có thể làm việc hiệu quả?

Ngày nay, chúng ta được nghe khá nhiều về sự an toàn tâm lý – được sinh ra khi con người cho phép cảm xúc của mình được diễn ra. Những nhà lãnh đạo ưu tú đều hiểu được điều này, họ mong muốn nhân viên của mình được thoải mái là chính mình trong nơi làm việc. Vậy làm thế nào để không cần cố kìm nén cảm xúc thật nhưng vẫn có thể làm việc hiệu quả? Dưới đây là một số lời khuyên về việc quản lý cảm xúc tại nơi làm việc dành cho bạn:

1. Chấp nhận cảm xúc bạn đang có

Sự thật là, dù ở nhà hay tại nơi làm việc, chúng ta không thể trốn chạy những cảm xúc khác nhau như: vui, buồn, giận dữ, thất vọng,… Nếu bạn cố gắng trấn áp chúng, càng khiến cho cảm xúc biểu hiện ra một cách cực đoan. Lờ đi những gì mình thực sự cảm thấy chỉ khiến tâm trí bạn thêm khó chịu. Vì vậy, trước tiên, hãy bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng mọi cảm xúc đều là tự nhiên, là một phần của con người bạn và bạn không thể kiểm soát cảm xúc bằng việc phủ nhận chúng.

Bí kíp công sở: Làm sao để không cần cố kìm nén cảm xúc thật nhưng vẫn có thể làm việc hiệu quả?

2. Nhận biết cảm xúc thay vì phản ứng lại với cảm xúc

Có những cảm xúc tích cực, có những cảm xúc tiêu cực, nhưng không có cảm xúc nào nên bị “gắn mác” là tốt hay xấu. Cảm xúc chỉ đơn giản là tín hiệu cho thấy điều gì đó đang diễn ra bên trong bạn, chúng xuất hiện chỉ để “nhắn nhủ điều gì đó” với bạn. Hãy nhận biết cảm xúc của mình (ví dụ: “Tôi đang cảm thấy như thế nào”, “Cơn giận khiến mặt tôi nóng bừng và tim đập nhanh hơn”,…) thay vì phản ứng lại với chúng và tìm cách vượt qua chúng ngay lập tức. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chấp nhận cảm xúc có thể giúp con người cải thiện sức khoẻ của mình.

3. Không đánh đồng bản thân với cảm xúc của mình

Ghi nhận những cảm xúc mình đang có nhưng bạn không nên cho phép bản thân bị quyết định bởi cảm xúc của mình. Như tác giả nổi tiếng Viktor Frankl đã viết trong cuốn sách “Đi tìm lẽ sống”: “Quyền tự do lớn lao nhất của con người là được lựa chọn thái độ của mình trong mọi hoàn cảnh”. Ngay cả trong những ngày tồi tệ nhất, chúng ta vẫn có thể chọn cách đối mặt của riêng mình.

Bí kíp công sở: Làm sao để không cần cố kìm nén cảm xúc thật nhưng vẫn có thể làm việc hiệu quả?

4. Chăm sóc cơ thể

Sức khoẻ thể chất có mối liên hệ sâu sắc với sức khoẻ tinh thần của con người. Khi bạn mệt mỏi, thiếu ngủ và suy kiệt, bạn sẽ ít có khả năng cảm nhận cảm xúc của mình. Một trong những dấu hiệu của sự kiệt sức là không có khả năng quản lý cảm xúc. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và nạp lại đủ năng lượng sau mỗi ngày làm việc. Ngoài ra, những hoạt động thể thao cũng giúp bạn sản sinh những hormone vui vẻ, dễ chịu cho não bộ.

5. Bao dung cho chính mình

Cuộc sống hiện đại với nhiều hào nhoáng hoa mỹ khiến con người ngày càng có xu hướng che giấu cảm xúc thực sự của mình. Những cảm xúc tiêu cực thậm chí bị gắn mác là không tốt và không nên có. Đôi khi, sự khắt khe và tự phê bình không phải lúc nào cũng tốt. Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được cảm xúc của mình, nhưng bạn có thể kiểm soát sự đánh giá của mình đối với những cảm xúc đó. Khi tức giận, thất vọng hoặc buồn, thay vì chỉ trích và phán xét bản thân đang tiêu cực, hãy chỉ cần nói: “Tôi đang cảm thấy buồn, và điều đó hoàn toàn OK”. Hãy cho phép mọi cảm xúc được đến và đi, cho phép bản thân mình được buồn bã, được tiêu cực trong chốc lát nếu muốn,… Nhờ đó, mọi cảm xúc tiêu cực sẽ trôi qua nhanh hơn bạn tưởng rất nhiều.

Tune/Lược dịch tổng hợp theo Thriveglobal và Forbes

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 bài tập giảm đau mỏi vai gáy ngay trên ghế làm việc