Bán hàng mùa dịch đã chật vật hi vọng kiếm tiền bỉm sữa cho con mà chủ shop cũng nổi điên với kiểu "bom hàng" trắng trợn của khách

2020-03-23 20:47
- Khách hàng đặt hàng theo kiểu "vui tay" khiến chủ shop và shipper đau đầu và ngao ngán.

Mùa dịch Covid-19 doanh thu bán hàng của nhiều người giảm rõ rệt. Không chỉ những người thuê mặt bằng buôn bán mà ngay cả những người buôn bán online cũng đau đầu tìm khách. Tâm lý chung là mọi người ngại mua hàng chưa kể thu nhập cũng sụt giảm hơn nên không mấy ai mặn mà với chuyện mua bán. Tuy nhiên, dù trong mùa dịch, nhiều người bán hàng vẫn gặp phải những vị khách "bọm hàng" không thương tiếc.

Chị Thùy (một người bán hàng online ở Hà Nội) cho hay, trước đây, khi chưa có dịch, chị chuyên bán hàng đồ gia dụng cho chị em phụ nữ. Từ ngày có dịch, nhu cầu khẩu trang, nước sát khuẩn tay tăng lên, chị chuyển hẳn sang kinh doanh các mặt hàng này. Nhu cầu khách mua đông nên việc tìm được mẻ hàng phù hợp là không phải chuyện dễ dàng

"Khách mua đông, nhà sản xuất không cung ứng kịp, người bán lại đông nên mỗi lần có hàng mới là vất vả lắm mới đặt được. Có một vị khách ở tỉnh đặt mua 5 chai nước rửa tay, tổng tiền phải thanh toán là 600.000 đồng. Sau khi đóng gói cẩn thận rồi ship đi cho khách thì năm lần bảy lượt chối", chị Thùy kể.

Thậm chí khi thấy thái độ của khách không muốn nhận hàng, chị Thùy đã chat một cách lịch sự, nhẹ nhàng. Nhưng vị khách nữ chỉ nhận là bận công việc không có ai nhận. Và khi cuộc nói chuyện đang diễn ra thì vị khách kia chặn tin nhắn.

Bán hàng mùa dịch đã chật vật hi vọng kiếm tiền bỉm sữa cho con mà chủ shop cũng nổi điên với kiểu bom hàng trắng trợn của khách

Không chỉ có khẩu trang hay nước rửa tay mà shipper cũng sợ khách "bom hàng" khi mua đồ ăn.

"Tôi không ngờ có những khách làm khổ sở người bán như vậy. Mùa dịch này tưởng người cần khẩu trang, nước rửa tay là thật, nhưng vẫn có người bom hàng. Tôi đang phải chật vật bán số hàng bị bom đó ít tiền hơn, chịu không lãi, Mùa dịch làm ăn đã khó lại càng khó hơn", chị Thùy cho hay.

Nhiều người bán hàng phải thừa nhận rằng nguồn cung hàng không thiếu nhưng vì nhiều người buôn bán online nên nhập được một số ít đã là một niềm vui. Khi bán hàng chỉ sợ khách bom trong khi có những người cần thật thì lại đã hết.

"Tuần trước tôi lấy dược hơn 100 chiếc khẩu trang, phân phối cho 10 khách. Sau khi đóng gói xong vẫn có nhiều khách hỏi nhưng đành phải từ chối. Vậy mà sau khi gửi đi, một khách không nghe điện thoại, chặn luôn Facebook... lúc đó chỉ biết tìm khách khác. Tôi thấy họ không hiểu sự vất vả của người bán chút nào và thông cảm cho người bán gì cả", chị Trí (Hà Nội - người chuyên bán hàng online cho hay).

Shipper cũng khóc dở mếu dở

Chuyện "bom" hàng không chỉ khiến chủ shop đau đầu mà chính các shipper cũng than ngắn thở dài. Một shipper giấu tên cho hay, cách đây mấy hôm, khi nhận được đơn ship hàng hơn 10km, bản thân đã ái ngại đi nhưng nghĩ mùa dịch kiếm tiền khó khăn cũng cố gắng.

"Khi đến nơi, người nhận hàng bảo tôi đợi 15-20 phút. Tôi ngồi đợi chán chê, đến hết 20 phút, gọi vào số thì không liên lạc được. Nhà ở trong ngách không ghi rõ địa chỉ chỉ ghi ngõ nên tôi cũng chẳng tìm được đành ngậm ngùi cầm về", shipper giấu tên này cho hay.

So với thời điểm trước dịch, giới shipper cũng thừa nhận tình hình khó khăn khi các đơn hàng giảm rõ rệt. Có người tính toán số đơn hàng ship giảm 1/3, cho nên thu thập cũng hao hụt đáng kể.

"Tôi trước đây từng đi làm văn phòng, thu nhập có 5-6 triệu đồng nên chuyển sang làm shipper có vất vả hơn nhưng thu nhập khá hơn. Bây giờ mùa dịch thu nhập cũng giảm ít nhất 1/3. Người ta làm shipper là nghề tay trái còn có đồng ra đồng vào ở công việc chính chứ như tôi chỉ mong sao dịch sớm hết để còn kiếm tiền chứ như thế này thì năm nay chẳng tích lũy được bao nhiêu", chị Phương (một shipper ở Hà Nội) trải lòng.

Đông Phương

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bất ngờ những ngôi sao hạng A Hàn Quốc sở hữu công ty giải trí riêng