3 NÊN cần nhớ của mọi gia đình Việt khi đi LỄ TẠ CUỐI NĂM để linh ứng nhất
Tin liên quan
Vì sao người miền Bắc thường đi lễ tạ ở chùa nào vào dịp cuối năm?
Theo quan niệm của người Việt, khi đã "kêu cầu" vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải "trả lễ". Có những người đầu năm cầu an giải hạn ở chùa, đền phủ nào thì cuối năm dù bận đến mấy cũng cố thu xếp thời gian để tới lễ tạ và lại đăng ký danh sách cầu an giải hạn cho năm tới.
Việc này giúp cho mọi người cảm thấy yên tâm, thanh thản hơn để bắt đầu vào một năm mới. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa, miếu, phủ tấp nập dòng người đổ về lễ tạ cuối năm.
Những điều cần nhớ khi đi lễ tạ cuối năm để linh ứng nhất
Phải xuất phát từ tâm thành
Từ xưa đến nay, đi lễ chùa – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau và không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa nên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật, học Chánh pháp, hành thiện tích đức thì cũng không ít người đến chốn cửa thiền làm những điều trái giáo lý nhà Phật, ngược với thuần phong mỹ tục.
Vì thế, đi lễ chùa luôn phải xuất phát từ tâm thành để cảm thấy thảnh thơi nhất và góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bài trừ mê tín dị đoan.
Vay lễ ở chùa nào thì cuối năm trả lễ ở chùa đó
Có những người đầu năm cầu an giải hạn ở chùa, đền phủ nào thì cuối năm dù bận đến mấy cũng cố thu xếp thời gian để tới lễ tạ và lại đăng ký danh sách cầu an giải hạn cho năm tới.
Việc làm này giúp cho mọi người cảm thấy yên tâm, thanh thản hơn để bắt đầu vào một năm mới.
Cách sắm lễ khi đi lễ tạ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,... để dâng cũng được.
1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia...
2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả... được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả... Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần... Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:
• 1 vị chúa
• 2 vị hầu cận
• 12 vị cô sơn trang
5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo... (đồ hàng mã) gương, lược... Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng...
Minh Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất