Kinh nghiệm trồng hồng cho người mới bắt đầu

Lê Thương 2016-03-09 17:23
- Sau khi ‘trả giá đắt’ với hai vườn hồng, chị Liên đã có thể ‘ăn ngon ngủ kỹ’ với vườn hoa hồng bốn mùa khoe sắc trong vườn nhà.
Khác với nhiều người chơi hoa từ lúc chưa có kinh nghiệm gì thường mua giống ngoại, chị Liên (Hà Nội) chọn cách trồng những giống hoa hồng nội, giá rẻ trước để ‘tập luyện’.
Kinh nghiệm trồng hồng cho người mới bắt đầu
Tuy nhiên, do chưa chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức trồng loài hoa ‘nữ hoàng’ này, chị vẫn phải ngậm ngùi chia tay hai vườn hoa hồng mới có kết quả là vườn hồng ngát hương như ngày hôm nay.
Kinh nghiệm trồng hồng cho người mới bắt đầu
Trước đây, khi mới tập trồng hồng, chị Liên thường mua cây hoa ở cửa hàng hoa cảnh. Các nhà vườn bán hoa cảnh thường thúc rất nhiều phân bón cho lá và kích thích sinh trưởng để hoa ra nhiều một lúc.
Khi mang về nhà, sau một thời gian do chế độ chăm không được tốt nên cây thường ít hoa, rụng lá, hoa nhỏ dần...
...cây cũng trở nên cằn cỗi dù bón phân NPK thường xuyên.
Sau này chị nhận ra rằng, hồng trồng trong chậu cần thay đất mỗi năm một lần. Mỗi lần thay cần cắt bỏ hết tất cả nụ hoa để dưỡng cây. 
Sau khi tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định, chị nhân thêm giống hồng bằng cách tận dụng những cành hoa sẵn có trong vườn, cắt cành khỏe để giâm trực tiếp xuống vườn. Thời điểm phù hợp để nhân giống là vào mùa xuân.
Từ kinh nghiệm của bản thân, chị Liên cho biết đất trồng hồng phải tơi xốp nên khâu chuẩn bị đất trồng rất quan trọng. Hố trồng cần đủ rộng, bón phân lót gồm lá khô, phân bò hoai (hoặc phân gà hoai), phân vi sinh (NPK), phủ thêm lớp đất phù sa rồi mới cho cây vào hố trồng.
Chị cũng tham gia các hội yêu hoa, chia sẻ cách trồng và chăm sóc hoa trên mạng để có thêm kinh nghiệm cho bản thân. Mỗi lần hoa có bệnh gì, chị thường chụp lại và hỏi mọi người cách xử lý.
Bệnh của hồng thì nhiều, nhưng tựu chung lại có 2 loại chính là bệnh do nấm và do côn trùng cắn.
Để phòng chống hai bệnh này, chị lên chợ Bưởi hỏi mua thuốc về phun định kỳ, mỗi tuần một lần. Hai loại thuốc này thường trộn cùng nhau, pha cùng 5 lít nước để phun cho cây. 
Khi phun mặc áo mưa, đeo găng tay để tránh thuốc dây vào người.
Đối với những cây đang có bệnh, ví dụ bệnh phấn trắng, nấm, nhện đỏ... chị phun liên tục hỗn hợp dung dịch thuốc trên từ 3 - 7 ngày.
Để cây phát triển tốt cần chú ý cắt hết hoa tàn, loại bỏ lá khô và cành tăm.
Mỗi đợt hoa sau khi tàn lại cải tạo đất cho tơi xốp và thêm phân bón thúc cho các gốc hoa, đặc biệt là phun dưỡng để kích thích hoa ra lá, mọc rễ. 
Tránh phun ban ngày, nhất là ngày nắng gắt hoa không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng.
Hiện vườn hồng nhà chị Liên có khoảng hơn chục loại, bao gồm hai loại chính là hồng bạch ta và đỏ nhung ta, cánh dày và cho mùi thơm đậm. 
Ngoài ra còn có các loại hoa khác như: Hồng nuy Sa Đéc, vàng Sa Đéc, tím ruốc Sa Đéc, nhài nanh xanh...
Khi đã có vườn hoa nội như ý, chị cũng sưu tầm và học hỏi thêm các giống hoa ngoại. Chị chia sẻ: "Mình thích chơi hoa theo chuyên đề, trồng loại nào là muốn sưu tầm cho đủ bộ".
Hiện chị đang sưu tầm giống hồng trứng Nhật 5 màu, đã có 4 màu trong vườn nhà.
Một số loài hoa quế kép, vân khôi, hồng leo sơn la, vàng viền Sa Đéc bán leo, tầm xuân...
Kinh nghiệm trồng hồng cho người mới bắt đầu
...được chị trồng ở hàng rào ngoài cổng...
Kinh nghiệm trồng hồng cho người mới bắt đầu
...hoặc bắc giàn che ở bể cá ngoài hiên nhà.
Kinh nghiệm trồng hồng cho người mới bắt đầu
Ngoài các giống hồng, vườn nhà chị còn có một số loài hoa khác như đồng tiền, ngọc thảo, chuông, lan huệ, dâm bụt Thái...
Lê Thương
Ảnh: Nguyễn Đức

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những màn giảm cân ngoạn mục nhất Vbiz: Tất cả đều 'lên hương' nhưng xuất sắc nhất là nhân vật này!