Vitamin K khi mang thai: Tầm quan trọng và nguồn thực phẩm bổ sung

Thiên Khuê 2024-06-12 15:35
- Vitamin K khi mang thai có tầm quan trọng thế nào với mẹ bầu và thai nhi? Cùng Emdep tìm hiểu thêm thông tin để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Vai trò của vitamin K trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều biến đổi, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao để đáp ứng đủ cho bản thân và em bé trong bụng. Việc bổ sung dưỡng chất vô cùng quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Vitamin K khi mang thai đóng vai trò không nhỏ đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, nó hỗ trợ quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn và duy trì thể lực cho mẹ sau sinh, thúc đẩy cơ thể sớm hồi phục. 

Vitamin K khi mang thai: Tầm quan trọng và nguồn thực phẩm bổ sung

Vitamin K có tác dụng giúp đông máu ổn định, có thể phòng ngừa biến chứng trong lúc sinh nở, khiến mẹ mất máu quá nhiều gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều vitamin K cũng có tác dụng phụ, có thể gây loãng máu.

Phụ nữ mang thai cũng dễ mắc các vấn đề răng miệng. Trong khi đó, hấp thụ đủ vitamin K có thể giúp tăng cường khoáng chất cho xương và răng, giảm axit gây hại cho răng, đồng thời cũng cải thiện mật độ xương.

Bà bầu bổ sung vitamin K bao nhiêu thì thích hợp?

Tùy theo cân nặng, nhu cầu dinh dưỡng của bạn cũng như tốc độ tăng trưởng của thai nhi mà cơ thể cần một lượng dưỡng chất khác nhau. Theo ước tính, mỗi 1kg trọng lượng cơ thể sẽ cần nhu cầu khoảng 1mcg vitamin K.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn về nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Vitamin K là chất hòa tan trong chất béo, có nghĩa là gan sẽ lưu trữ chất này để cơ thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Thông thường, vitamin K1 có nhiều trong rau lá xanh, trong khi vitamin K2 có nhiều trong thịt, trứng, phô mai… Vitamin K khi mang thai cần được bổ sung từ chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Vitamin K khi mang thai: Tầm quan trọng và nguồn thực phẩm bổ sung

Mẹ bầu có thể tham khảo và kết hợp nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K như sau:

- Thịt nạc và gan nhưng cần nấu chín kỹ

- Cá

- Trứng

- Rau bina, cải xoăn, cải rổ, rau diếp, bông cải xanh, củ cải đường, cần tây, dưa leo, súp lơ, các loại đậu…

- Kem béo, sữa, phô mai

- Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hạt cải…

Nếu có chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu có thể đảm bảo hấp thụ đủ vitamin K từ thực phẩm. Tuy nhiên, nếu vì lý do khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể có vấn đề, hoặc mẹ bầu mắc phải bệnh lý đặc thù thì cần bổ sung từ dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc bổ sung vitamin K không thể tự ý mua và sử dụng. Bạn cần trao đổi với bác sĩ sản khoa để làm một số kiểm tra, xét nghiệm, từ đó biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và có biện pháp bổ sung hợp lý.

Vitamin K khi mang thai: Tầm quan trọng và nguồn thực phẩm bổ sung

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi và vận động vừa sức để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, chống lại bệnh tật. Ngoài vitamin K, các nhóm dinh dưỡng quan trọng khác cũng cần bổ sung thích hợp suốt thai kỳ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu có thêm thông tin hữu ích về vitamin K khi mang thai, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển toàn diện của em bé.

Thiên Khuê (Theo Parent)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


07 loại trà rất tốt để uống vào buổi sáng